Huyệt Thượng Liêu: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thượng Liêu

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở gần (liêu), phía trên (thượng), của xương cùng, vì vậy gọi là Thượng Liêu.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Chỗ lõm ở xương thiêng thứ 1, trung điểm của gai chậu sau – trên và Đốc Mạch.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 31 của kinh Bàng Quang.

• Huyệt Lạc của Túc Thái Dương và Túc Thiếu Dương.

• Một trong Bát Liêu huyệt.

• Nhận được một mạch từ kinh Túc Thiếu Dương đến.

TÁC DỤNG

Thông kinh, hoạt lạc, bổ ích Can Thận, cường kiện yêu tất.

CHỦ TRỊ

Trị thắt lưng cùng và vùng xương chậu đều đau, kinh nguyệt rối loạn, tử cung viêm, bệnh có xuất huyết, bệnh về đường tiểu và sinh dục, thần kinh suy nhược.

CHÂM CỨU

Châm thẳng ngay vào lỗ cùng thứ I, sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, lỗ cùng 1.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Cự Hư Hạ Liêm (Hạ Cự Hư – Vi.39) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị lưng và gối không xoay trở được (Thiên Kim Phương).

2.Phối Bàng Quang Du (Bp.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq.34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau cứng (Tư Sinh Kinh).

THAM KHẢO

• Thiên Thích Yêu Thống ghi: “Lưng đau như gãy, không thể cúi ngửa, châm huyệt túc Thái dương [Bát Liêu, gồm các huyệt đôi Thượng Liêu, Trung Liêu, Thứ Liêu, Hạ Liêu]” (Tố Vấn 41, 20).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận