[Châm cứu học thuật] Nguyên Tắc Chọn Huyệt

NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt). Việc xây dựng công thức huyệt tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau:

Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ.

Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinư Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu.

CHỌN HUYỆT THEO NGUYÊN TẮC TẠI CHỖ

Là cách chọn những huyệt ở chỗ đau, và lân cận nơi đau.

Nói chung, mỗi huyệt đều có ba loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ là cách vận dụng đặc điểm đầu tiên về tác dụng điều trị của huyệt.

Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ:

Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt kiên ngung, kiên tỉnh, trung phủ.

Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt ấn đường, toản trúc…

Đau răng: chọn các huyệt giáp xa, địa thương, hạ quan.

Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau nhức.

Chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ

“Tại chỗ” được hiểu là nơi có triệu chứng biểu hiện của bệnh.

Những huyệt được chọn theo nguyên tắc tại chỗ là những huyệt có vị trí ngay tại hoặc lân cận nơi triệu chứng biểu hiện ra.

Đây là nguyên tắc chọn huyệt phổ biến nhất.

CHỌN HUYỆT THEO LÝ LUẬN ĐƯỜNG KINH

Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị.

Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó.

Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.

Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên – lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những luật nhất định về phối hợp huyệt.

Dưới đây là những cách chọn huyệt theo nguyên tắc đường kinh

CHỌN HUYỆT NGUYÊN – LẠC CỦA 12 ĐƯỜNG KINH CHÍNH

Hệ thống nguyên lạc

Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương).

Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu – lý (bên trong và bên ngoài) với một kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị).

Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạSự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên – lạc.

Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A.

Mối liên hệ nguyên – lạc trên được biểu thị bằng sơ đồ sau:

BảngTên huyệt nguyên lạc của 12 chính kinh

Kinh mạch

NGUYÊN

LẠC

Phế

Thái uyên

Liệt khuyết

Đại trường

Hợp cốc

Thiên lịch

Tâm bào

Đại lăng

Nội quan

Tam tiêu

Dương trì

Ngoại quan

Tâm

Thần môn

Thông lý

Tiểu trường

Uyển cốt

Chi chính

Can

Thái xung

Lãi câu

Đởm

Khâu khư

Quang minh

Tỳ

Thái bạch

Công tôn

Vị

Xung dương

Phong long

Thận

Thái khê

Đại chung

Bàng quang

Kinh cốt

Phi dương

Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc

Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các bệnh lý hư.

Ví dụ:

Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm thái uyên (huyệt nguyên của Phế) và thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).

Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).

Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư.

Những ví dụ:

Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).

Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).

CHỌN HUYỆT DU – MỘ

Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinĐó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ.

Hệ thống du – mộ huyệt của 12 đường kinh

Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ :

Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 – 4, dù thuộc về kinh Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên quan đến hô hấp).

Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 – 12, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến tiêu hóa).

Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 – 5, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý có liên quan đến ruột già).

Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các

đường kinh chính đi qua bụng Ví dụ:

Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn 4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào (có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch).

Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa).

Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên quan đến tiết niệu).

Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này đại diện.

Bảng Du và mộ huyệt của 12 đường kinh

TẠNG PHỦ

MỘ HUYỆT

DU HUYỆT

Tâm

Cự khuyết

Tâm du

Can

Kỳ môn

Can du

Tỳ

Chương môn

Tỳ du

Phế

Trung phủ

Phế du

Thận

Kinh môn

Thận du

Tam bào

Đản trung

Quyết âm du

Đại trường

Thiên xu

Đại trường du

Tam tiêu

Thạch môn

Tam tiêu du

Tiểu trường

Quan nguyên

Tiểu trường du

Vị

Trung quản

Vị du

Đởm

Nhật nguyệt

Đởm du

Bàng quang

Trung cực

Bàng quang du

Phương pháp sử dụng du – mộ huyệt

Nhóm huyệt du mộ được chỉ định trong các bệnh lý của các cơ quan nội tạng (bệnh của tạng phủ) và thường dùng trong các bệnh được chẩn đoán hư theo Đông y.

Cách sử dụng khi có chỉ định là phối hợp cả du huyệt và mộ huyệt của kinh tương ứng với tạng phủ có bệnh.

Ví dụ: chọn huyệt trung phủ (mộ của Phế) và phế du (du huyệt của Phế) để điều trị bệnh lý Phế hư.

Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng việc sử dụng đồng thời cả du và mộ huyệt có lúc khó khăn, do đó du – mộ huyệt còn được sử dụng theo luật “dương dẫn âm, âm dẫn dương”, nghĩa là bệnh của tạng (thuộc âm) thì sử dụng bối du huyệt (ở lưng, thuộc dương); và ngược lại bệnh của phủ (thuộc dương) thì sử dụng mộ huyệt (ở bụng, thuộc âm), ví dụ: bệnh lý phế hư (thuộc âm) chọn huyệt phế du (thuộc dương); bệnh lý phủ Vị (thuộc dương) chọn huyệt trung quản (thuộc âm).

CHỌN HUYỆT NGŨ DU

Ngũ du huyệt

Ngũ du huyệt là một nhóm huyệt trong những huyệt đặc trị của 12 đường kinNó được phân bố từ khuỷu tay trở ra và đầu gối trở xuống.

Người xưa dựa vào sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, dùng hiện tượng nước chảy tự nhiên để minh họa (khí hành từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu). Để phân biệt, người ta dùng 5 tên gọi:tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp với những tác dụng riêng để biểu hiện sự lưu hành của khí qua mỗi huyệt trong kinh mạch

Nơi nước đầu nguồn, chỗ xuất của khí là tỉnh

Nơi nước chảy nhẹ, chỗ lưu của khí là vinh (huỳnh)

Nơi nước dồn lại để lưu hành, chỗ chú của khí là du

Nơi nước đi qua, chỗ hành của khí là kinh ư Nơi nước tụ lại, chỗ nhập của khí là hợp.

Tác dụng của ngũ du huyệt + Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy.

Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt.

Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp.

Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho.

Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả.

Sự phân bố của ngũ du theo ngũ hành

Kinh âm

Tỉnh huyệt thuộc mộc

Vinh huyệt thuộc hỏa

Du huyệt thuộc thổ

Kinh huyệt thuộc kim

Hợp huyệt thuộc thủy Kinh dương

Tỉnh huyệt thuộc kim

Vinh huyệt thuộc thủy

Du huyệt thuộc mộc

Kinh huyệt thuộc hỏa

Hợp huyệt thuộc thổ

Bảng Hệ thống ngũ du huyệt của 6 âm chính kinh

Tỉnh mộc

Vinh hỏa

Nguyên du thổ

Kinh kim

Hợp thủy

Phế

Thiếu dương

Ngư tế

Thái uyên

Kinh cừ

Xích trạch

Tâm bào

Trung xung

Lao cung

Đại lăng

Giản sử

Khúc trạch

Tâm

Thiếu xung

Thiếu phủ

Thần môn

Linh đạo

Thiếu hải

Tỳ

ẩn bạch

Đại đô

Thái bạch

Thương khâu

âm lăng

Can

Đại đôn

Hành gian

Thái xung

Trung phong

Khúc tuyền

Thận

Dũng truyền

Nhiên cốc

Thái khê

Phục lưu

âm cốc

Bảng Hệ thống ngũ du huyệt của 6 dương chính kinh

Tỉnh kim

Vinh thủy

Du mộc

Nguyên

Kinh hỏa

Hợp thổ

Đại trường

Thương dương

Nhị gian

Tam gian

Hợp cốc

Dương khê

Khúc trì

Tam tiêu

Quan xung

Dịch môn

Trung chữ

Dương trì

Chi câu

Thiên tỉnh

Tiểu trường

Thiếu trạch

Tiền cốc

Hậu khê

Uyễn cốt

Dương cốc

Tiểu hải

Vị

Lệ đoài

Nội đình

Hãm cốc

Xung dương

Giải khê

Túc tam lý

Đởm

Khiếu âm

Hiệp khê

Lâm thấp

Khâu khư

Dương phụ

Dương lăng

Bàng quang

Chí âm

Thông cốc

Thúc cốt

Kinh cốt

Côn lôn

ủy trung

Phương pháp sử dụng ngũ du huyệt

Vận dụng cách chọn huyệt ngũ du phải dựa trên cơ sở của ngũ hành với luật sinh khắc để tiến hành.

Chẩn đoán bệnh theo ngũ hành.

Điều trị theo nguyên tắc: hư bổ mẹ, thực tả con.

Có thể sử dụng 1 – 2 đường kinh.

CHỌN HUYỆT KHÍCH

Khích có nghĩa là khe hở, ý nói vùng mà mạch khí tụ lại nhiều. Mỗi kinh mạch trong 12 kinh chính đều có 1 huyệt khícNgoài ra những mạch âm duy,

Dương duy, âm kiểu, Dương kiểu cũng có huyệt khícNhư vậy có 16 huyệt khích và tất cả đều nằm trên những kinh chính.

Đặc tính quan trọng của huyệt khích là điều trị rất tốt những bệnh cấp, nhất có là kèm đau nhức của các kinh thuộc nó.

Bảng 10.5. Bảng hệ thống huyệt khích

Đường kinh

Tên huyệt

Đường kinh

Tên huyệt

Phế

Khổng tối

Tỳ

Địa cơ

Tâm bào

Khích môn

Can

Trung đô

Tâm

âm khích

Thận

Thủy tuyền

Đại trường

ôn lưu

Vị

Lương khâu

Tam tiêu

Hội tông

Đởm

Ngoại khâu

Tiểu trường

Dưỡng lão

Bàng quang

Kim môn

âm kiểu

Giao tín

âm duy

Trúc tân

Dương khiếu

Phụ dương

Dương duy

Dương giao

Chọn huyệt theo lý luận đường kinh

Phương pháp chọn huyệt theo lý luận đường kinh được dựa trên nguyên lý “đường kinh đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng và điều trị được bệnh tật liên quan đến vùng đó”.

Các huyệt được chọn theo lý luận đường gồm các huyệt nguyên – lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du.

Sử dụng các bối du huyệt và mộ huyệt (dù không nằm trên đường kinh tương ứng) cũng tuân theo nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh.

Luật chọn huyệt nguyên lạc:

Điều trị bệnh hư: dùng huyệt nguyên của kinh bệnh phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

Điều trị bệnh thực: dùng huyệt lạc của kinh bệnh.

Luật chọn huyệt ngũ du (huyệt tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp):

Bệnh phải được chẩn đoán (tên bệnh) theo ngũ hành.

Được sử dụng trong điều trị bệnh thực và hư.

Chọn huyệt theo nguyên tắc: hư bổ mẹ, thực tả con.

Có thể sử dụng 1-2 đường kinh.

Các huyệt khích được chỉ định trong bệnh thực (tất tốt cho những bệnh cấp), nhất có kèm đau nhức.

Luật chọn huyệt du – mộ:

Được sử dụng trong điều trị bệnh hư của tạng phủ.

Chọn huyệt theo nguyên tắc: dương dẫn âm, âm dẫn dương (bệnh của tạng, dùng du huyệt; bệnh của phủ, dùng mộ huyệt).

CHỌN HUYỆT ĐẶC HIỆU

Đây là những huyệt được tổng kết bằng lý luận và bằng kinh nghiệm điều trị. Trong châm cứu, có rất nhiều các huyệt đặc hiệu (nhóm tứ đại huyệt , lục tổng huyệt , bát hội huyệt , giao hội huyệt v.v…)

Bát mạch giao hội huyệt là huyệt giao hội của 8 mạcTất cả từng cặp đều nằm tương đối cân xứng ở tay và chân. Đặc tính của bát mạch giao hội huyệt là dùng để trị bệnh của 8 mạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kinh chính (xin tham khảo bài Kỳ kinh bát mạch).

Bảng bát mạch giao hội huyệt

Giao hội huyệt

Chiếu hải

Liệt khuyết

Lâm khấp

Ngoại quan

Kinh

Thận

Phế

Đởm

Tam tiêu

Mạch

âm kiểu

Nhâm

Đới

Dương duy

Giao hội huyệt

Hậu khê

Thân mạch

Công tôn

Nội quan

Kinh

Tiểu trường

Bàng quang

Tỳ

Tâm bào

Mạch

Đốc

Dương kiểu

Xung

âm duy

Bát hội huyệt là 8 huyệt dùng để chữa bệnh cho 8 loại tổ chức trong cơ thể (tạng, phủ, khí, huyết, gân, xương, tủy, mạch). Do đó, khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể có bệnh, có thể sử dụng hội huyệt tương ứng mà chữa.

Bảng bát hội huyệt

Bát hội huyệt

Hội của phủ

Hội của tạng

Hội của khí

Hội của huyết

Hội của cốt

Hội của tủy

Hội của gân

Hội của mạch

Tên huyệt

Trung quản

Chương môn

Đản

trung

Cách du

Đại trữ

Tuyệt cốt

Dương Lăng

Thái uyên

Lục tổng huyệt là 6 huyệt dùng để điều trị bệnh cho 6 vùng cơ thể khác nhau. Sự xuất hiện của 6 huyệt trên có nguồn gốc từ 4 đại huyệt (hợp cốc, ủy trung, liệt khuyết, túc tam lý) Chu quyền trong càn khôn sanh lý.

Châm cứu đại thành. Sau được bổ sung dần thêm hai huyệt là nội quan và tam âm giao mà thànToàn bài ca của lục tổng huyệt “Đổ phúc Tam lý lưu, Yêu bối ủy trung cầu, Đầu hạng tầm liệt khuyết. Diện khẩu hợp cốc thâu, Tâm hung thủ nội quan, Tiểu phúc tam âm mưu”.

Hợp cốc

Liệt khuyết

ủy trung

Tam âm giao

Nội quan

Túc tam lý

Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng.

Chữa vùng cổ gáy.

Chữa vùng lưng, thắt lưng.

Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.

Chữa bệnh vùng ngực.

Chữa vùng bụng trên, bụng giữa.

Chọn huyệt đặc hiệu

Các huyệt đặc hiệu gồm các nhóm tứ đại huyệt, lục tổng huyệt, bát hội huyệt, giao hội huyệt.

Dùng 8 mạch giao hội huyệt để trị bệnh của 8 mạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kinh chính.

Dùng 6 tổng huyệt để điều trị bệnh cho 6 vùng cơ thể khác nhau.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận