[Châm cứu học thuật] Cách châm trong châm cứu

CÁCH CHÂM

Châm kim nhanh (càng nhanh bao nhiêu càng tốt) theo kiểu ‘Tốc Châm’. Theo cơ thể giải phẫu sinh lý học thì trong da có rất nhiều cảm thụ có tới hàng chục thứ, bao gồm cảm thụ cảm giác đau, sức ép bề mặt (xúc giác), nóng lạnh… mà ta có ý thức. Trong đó cảm giác đau được nhận cảm rất nhanh, vì thế phải làm sao cho kim đi qua lớp da một cách nhanh chóng sẽ tránh được cảm giác đau.

Sau khi kim đã qua da, từ từ đẩy kim tiến vào độ sâu đã qui định cho đến khi đắc khí (người bệnh có cảm giác ê tức…).

Lấy ngón tay cái bên trái đè vào gần vị trí huyệt, tay phải cầm thân kim châm vào huyệt. Cách này dùng để châm đối với kim ngắn.

Lấy ngón trỏ và ngón cái bên trái, để cách nhau 1 – 2 cm, ở 2 bên huyệt vị, căng da, rồi dùng ngón tay phải cầm kim châm vào huyệt.

Lấy ngón cái và ngón trỏ trái, véo (bóp) cho da ở chỗ có huyệt lên, rồi châm kim vào huyệt. Dùng cách này khi châm cứu ở vùng ngực, mặt, loa tai (xem hình).

Khi châm bằng kim dài (vùng huyệt Hoàn Khiêu), ngón cái và ngón trỏ tay trái cầm đoạn dưới của kim (cách mũi kim chừng 1 – 2 cm), tay phải giữ đoạn trên hoặc giữa của kim. Sau khi đã lấy huyệt thật chính xác, đặt mũi kim vào vị trí huyệt, thân kim và mặt da thành 1 góc 45 độ, châm kim thật nhanh qua da vào vị trí huyệt sau đó từ từ đẩy kim vào cho đến khi đắc khí.

HƯỚNG CHÂM KIM

Có 3 hướng châm kim chính:

Châm thẳng góc với da: những vùng nhiều thịt (bụng, mông, lưng, chân tay).

Châm xiên vào da (khoảng35 – 40 độ): những huyệt ở vùng ít da như cơ mặt, đỉnh đầu.

Châm ngang nằm sát da (khoảng 15 độ): những huyệt ở đầu mặt, giữa xương ức, đầu ngón tay chân, châm xuyên từ huyệt này sang huyệt khác.

Thiên ‘Chẩn Yếu Kinh Chung Luận’ ghi: “…Bệnh nặng nên châm thẳng xuống, bệnh nhẹ thì châm tán mũi kim ra, lên trên, xuống cùng.1, bên trái hoặc bên phải…” (TVấn 16, 12).

Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến 1 số huyệt, dựa theo vị trí riêng biệt mà có cách châm khác biệt:

Huyệt Đản Trung (Chiên Trung): châm chữa trị bệnh về khí như suyễn, khó thở thì mũi kim hướng thẳng lên trên, nhưng nếu trị bệnh ở vú như vú sưng đau thì mũi kim lại hướng ngang sang phía vú bị bệnh…

Huyệt Kiên Ngung: Nếu trị vai đau cứng do khí huyết ngưng tụ thì mũi kim châm có thể hướng dọc theo xương cánh tay. Nếu trị khớp vai viêm thì châm thẳng vào khớp vai.

Trong thiên ‘Quan Châm’ có nêu lên phương pháp châm ‘Hợp Cốc Thích’ như sau: “Thứ tư gọi là Hợp Cốc Thích là phép châm 2 bên phải và trái, giống như cái chân gà (Tả Hữu Kê Túc), châm vào vùng phận nhục…” (LKhu 7, 56), sách ‘Châm Cứu Xử Phương Học’ diễn giải như sau: “Sau khi châm kim, mũi kim trước tiên có thể hướng sang phía bên trái rồi nâng kim lên, hướng sang phía bên phải, rồi lại nâng kim lên hướng sang các hướng khác, không ngừng tay đổi hướng kim, làm như vậy rất bổ ích cho việc sơ thông khí huyết”.

VỊ TRÍ

GÓC CHÂM

Đỉnh đầu

150

Mặt

90

Gáy

450

Lưng

900

Thắt lưng, ngực

15ovà 45 độ

Bụng

900

Thượng vị

900

Hạ vị

900

Khủy tay

900

Cổ tay

900

Ngón tay, ngón chân

150

Đầu gối, Mông

900

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận