[Phác đồ] Châm cứu chữa trị viêm xoang mũi

Châm cứu chữa trịxoang mũi viêm

(T Xoang Viêm – Sinusite – Sinusitis)

A. Đại cương

Xoang mũi viêm thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên. Có thể bị 1 xoang hoặc kèm 2-3 xoang.

Y học cổ truyền gọi là Tỵ Lậu, Não Lậu, Tỵ Uyên (trường hợp nặng hơn), Tỵ Trĩ.

Nếu bạn không có thời gian đến viện để châm cứu có thể gọi dịch vụ châm cứu tại nhà:

B. Nguyên nhân

Phế bị nhiễm phong hàn, mất chức năng tuyên giáng, phong nhiệt tà độc dồn đọng ở mũi gây ra bệnh (CCHG. Nghĩa).

Ăn uống những thứ cay, nóng… nhiệt uất lại ở kinh Đở m và đưa lên mũi. (CCHV. Nam).

Do thương phong cảm mạo tái phát nhiều lần, vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi gây bịnh (CCHT. Haœi).

C. Triệu chứng

a. Tại chỗ: Ấn mạnh vào mũi thấy đau, đau lan lên ổ mắt, lên gốc mũi, trán, khi tập trung suy nghĩ thì đau hơn, mũi bị nghẹt, có khi không ngư?i thấy mùi vị, chảy nước mũi trong hoặc vàng, lo?ng hoặc đặc, có mùi hôi.

b. Toàn thân: Sốt, đầu đau.

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau.

1 – Xoang mũi viêm do Cảm Phong Hàn: Sốt, chảy nước mũi, ho, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.

2 – Xoang mũi viêm do Phế Nhiệt: miệng và họng khô, chảy nước mũi vàng, ho, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.

3 – Xoang mũi viêm do Đở m Nhiệt: Nước mũi vàng đặc, có mùi hôi, miệng đắng, sườn đau, đầu đau, mạch Huyền – Sác.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên Phế, thông khiếu ở Mũi (T khiếu).

Huyệt chính: Nghênh Hương (Đtr.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Toàn Trúc (Bq.2) .

Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) .

Kích thích mạnh vừa, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 – 15 lần là 1 liệu trình.

Phế nhiệt thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Liệt Khuyết (P.7) . . Đở m nhiệt thêm Hành Gian (C.2), Phong Trì (Đ.20).

Ý nghĩa: Nghênh Hương ở cạnh mũi, có tác dụng thông mũi; Toàn Trúc để tuyên thông khiếu và trị đầu đau; Thông Thiên có tác dụng tiết biểu, trị mũi nghẹt.

Phế nhiệt: thêm Liệt Khuyết và Hợp Cốc để sơ tán phong tà và thanh nhiệt ở Phế; Đở m nhiệt: thêm Phong Trì để tiết Đở m Hoả; Hành Gian để sơ Can.

2- Thượng Tinh (Đc.23) + Khúc Sai (Bq.4) + Ấn Đường + Phong Môn (Bq.12) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Yếu Lãm).

3- Phong Phủ (Đc.16) + Thượng Tinh (Đc.23).

Nếu chưa bớt, thêm Bá Lao + Hòa Liêu (Đtr.19) + Nhân Trung (Đc.26) + Phong Trì (Đ.20) (Châm Cứu Đại Thành).

4- Nhóm 1: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23).

Nhóm 2: Ấn Đường + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

5- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

6- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

7- Phế Nhiệt: Ấn Đường + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) [đều tả ].

Đở m Nhiệt: Hành Gian (C.2) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

8- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khiếu Âm (Đầu) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phế Du (Bq.13) + Phong Trì (Đ.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Học Việt Nam).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận