[Da liễu] Bệnh Aids


1. Tên gọi

Là một bệnh lần đầu tiên được phát hiện và được gọi là một thực thể lâm sàng từ năm 1981 ở Hoa Kỳ (USA). Người ta gọi là acquired immuno deficiency syndrom viết tắt là AIDS.

Những người nói tiếng Pháp thì gọi đó là syndrome d’immuno

– déficience acquise, viết tắt là SIDA.

Việt Nam chúng ta gọi là bệnh AIDS hoặc bệnh giảm miễn dịch, viêt tắt là GMD, vừa gọn, vừa dễ nhớ, lại lột tả được đặc điểm cơ bản của bệnh là sự suy giảm miễn dịch của cơ thể người bệnh.

2. Bệnh AIDS

Đã trở thành một vụ dịch lớn trên thế giới, đặc biệt nghiêm trọng là ở Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu úc và lây lan sang châu Á.

Chưa có thuốc chữa, chưa có vácxin để phòng bệnh, và đã gây nên những tâm trạng hỗn loạn, lo âu ở nhiều nơi trên thế giới.

4. Tuy vậy về căn nguyên

Về cơ chế sinh bệnh, về con đường lây lan thì khoa học đã xác định khá chính xác. Biện pháp ngăn chặn lây lan ngày nay đã là mối quan tâm chung của chính phủ các nước.

II. DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH GMD

1. Từ năm 1981 đến 15/6/1987, trên thế giới đã có 53.121 người mắc bệnh GMD, trong đó 50% đã tử vong

Châu Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) = 42.009 ca

Châu Phi (chủ yếu là Trung Phi) = 4.584 ca

Châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) = 5.846 ca

Châu úc (chủ yếu là úc) = 521 ca

Châu Á (lẻ tẻ một số nước) = 161 ca

Tổng cộng trên toàn Thế giới = 53.121 ca

(báo cáo của 141 nước)

Đến tháng 12/1987, tổng số bệnh nhân AIDS toàn phát trên thế giới đã lên tới 71.000 bệnh nhân. Ngoài ra trên toàn thế giới còn có khoảng 5 – 10 triệu người đã nhiễm HIV, có phản ứng huyết thanh dương tính với HIV.

Đến tháng 12/1988, số bệnh nhân AIDS trên toàn thế giới là 129.378 ca.

Đến 12/ 1989, số đó là 203.599 ca

Đến 30/10/1990, số đó đã là 298.014 ca

Đến 1/10/ 1991, số đó đã lến tới 418.00 ca đã được báo cáo cho OMS.

Tính đến giữa năm 1999, trên thế giới đã có 33,6 triệu người bị nhiễm HIV 12,9 triệu người đã chết vì AIDS – ước tính mỗi ngày trên thế giới sẽ có 16.000 người mới nhiễm. Nơi có số người nhiễm HIV cao Nhất thế giới là vùng sa mạc Sahara ở châu Phi chiếm tới 22,5 triệu người.

Đến giữa năm 1995, theo thông báo của OMS, trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm HIV (+) trong đó có 1,5 triệu là trẻ em và khoảng 4,5 triệu người lớn và trẻ em bị AIDS, trong khi theo thống kê của các nước thì chỉ có 1.169.811 bệnh nhân AIDS mà thôi.

Ở Việt Nam:

– Năm 1991: phát hiện ca (HIV (+) đầu tiên ở TP. Hồ Chí minh

– Đến 7/1997

+ Số ca HIV (+): 6.228.

+ Số bệnh nhân AIDS: 860 + Số tử vong: 471

+ Số tỉnh có bệnh nhân HIV (+): 53/61 tỉnh, thành phố.

– Tính đến 6 – 12 – 1999 toàn quốc đã phát hiện 16.816 trường hợp nhiễm HIV trong đó 2966 trường hợp đã diễn biến thành AIDS và 1549 trường hợp đã bị tử vong. 61/61 tỉnh thành phố đều đã có bệnh nhân HIV (+).

2. Tóm tắt đặc điểm dịch tễ học bệnh AIDS trên thế giới

ở Mỹ và châu Âu:
đại đa số do quan hệ tình dục đồng giới, lưỡng giới, do tiêm ma tuý tĩnh mạch, một số do truyền máu.

ở châu Phi: bệnh lầy lan chủ yếu do gái điếm và quan hệ tình dục khác giới. Chưa xác định được các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh cao.

Ở châu Đại Dương: do luyến ái đồng giới và lưỡng giới và do truyền máu nhiễm HIV.

Ở châu Á: sơ bộ có thể nghi rằng bệnh lây lan do truyền máu, luyến ái đồng giới, lượng giới và khác giới với gái điếm. Đến nay sự lây lan qua quan hệ tình dục khác giới giữa nam và nữ càng ngày càng phổ biến làm tiêu hao nhân lực mạnh mẽ, Dịch bệnh đang lan rộng ở châu Á, kể cả ở Việt Nam.

– Tháng 1.1983, nhóm nghiên cứu ở viện Pasteur Paris đã phát hiện được căn nguyên của bệnh AIDS là một loại retrovirus, được đặt tên là virus LAV (lymphadenopathy associated virus), chiết xuất từ hạch bệnh nhân (LucMontag- nier, Jean Claude Chermail và Prancoise Barre Sinoussi).

Tháng 4/1984, giáo sư người Mỹ Robert Gallo lại tái phát hiện loại Vitrovirus đó, và ông gọi là HTLV – III (Human T cell Lymphotropic Virus, type III).

– Do đặc điểm chủng loại, hiện nay người ta gọi retrovirus đó là virus gây suy giảm miễn dịch ở người tức HIV (human immuno – deficiency virus).

Virus HIV rất dễ bị bất hoạt bằng các yếu tố vật lý và chất sát khuẩn:

Trong dung dịch, HIV sẽ bị phá huỷ ở nhiệt độ 56° trong 20 phút. Trong sản phẩm đông khô (yếu tố 8) nó sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 68° sau 2 giờ đồng hồ.

– HIV bị bất hoạt sau vài phút tiếp xúc với hypochlorid glu- taraldehyd, ethanol 40 – 70%, phenol, formaldehyd hoặc cả ở môi trường có độ pH quá cao hoặc quá thấp,

Về cơ chế sinh bệnh

– HIV ưu tiên nhiễm vào các lympho bào mang kháng nguyên T4+, sẽ nhân lên và chỉ nhân lên trong tế bào lympho T được hoạt hoá,

– HIV cũng nhiễm vào và nhân lên ở các tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào B chuyển dạng và tế bào thần kinh ở não (cũng có kháng nguyên T4+).

– HIV cũng đã được phân lập ở hầu hết các loại dịch thể của cơ thể:

+ Trong huyết tương: 100 – 25,000 virus HIV/1ml (trong viêm gan B = 108/1ml huyết tương)

+ Trong tinh dịch

+ Trong nước não tuỷ, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, nhưng ở nồng độ thấp hơn.

Nhiễm HIV sẽ dẫn đến một phổ rộng về bệnh cảnh lâm sàng, mà giai đoạn cuối cùng là bệnh giảm miễn dịch (tức AIDS) một trạng thái lâm sàng trầm trọng nhất.

Có thể phân loại như sau

A. NHIỄM HIV SƠ PHÁT (PRIMARY HIV INFECTION)

1. Biểu hiện cấp tính của nhiễm virus HIV

Trong 2 – 6 tuần lễ đầu tiên: có những biểu hiện cấp tính giống như bệnh tăng cao bạch cầu đơn nhân (acutemononucleosis like) với những triệu chứng như: sốt, mồ hôi trộm, lơ mơ, đau cơ, khớp, nhức đầu, đau bụng, đau hạch, ỉa chảy, phát ban đỏ, sợ ánh nắng, có khi bệnh biểu hiện nặng đòi hỏi phải nằm điều trị nội trú vì mất nước, viêm não, màng não,

Có thể xuất hiện một số di chứng của nhiễm virus huyết, loét miệng do aphtơ, bong vẩy, tăng tiết chất bã, vẩy nến.

2. Nhiễm HIV, huyết thanh dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng

– Không có triệu chứng lâm sàng

– Phân lập được HIV từ máu và các dịch tiết khác.

– Đáp ứng miễn dịch có thể bình thường hoặc có suy giảm.

3. Nhiễm HIV, nhưng huyết thanh âm tính

Có thể có hoặc không bị suy giảm miễn dịch, rất khó chẩn đoán.

4. Có các nhiễm khuẩn thừa cơ nhẹ

Biểu hiện ở các cơ quan hoặc hệ tổ chức

a. Hội chứng ở hệ tiêu hoá chốc mép, viêm lưỡi, viêm lợi, viêm ruột, ỉa chảy kéo dài (HIV có tính hướng ruột).

b. Hội chứng ở hệ hô hấp: chảy nước mũi, viêm xoang,

c. Hội chứng ở da

– Zona, nhiễm khuẩn da do tụ cầu, viêm nang lông, chốc bọng nước, đinh nhọt, áp xe.

– Tăng tiết chất bã, viêm da quanh miệng, quanh mắt, vẩy nến: rất hay gặp.

– Chứng khô da

– Herpes do virus (HSV)

– Hột cơm, sùi mào gà, u mềm lây.

– Nhiễm nấm candida, nấm da lâu khỏi.

d. Hội chứng tâm thần, thần kinh: chán nản, cáu gắt, thay đổi nhân cách, nhức đầu kéo dài, dấu hiệu khu trú.

B. PHỨC HỢP Á – AIDS (Adis related complex tức ARC) HAY HỘI CHỨNG VIÊM HẠCH BẠCH HUYẾT (lymphadenopathy syndrome viết tắt là LAS).

Là biểu hiện lâm sàng kinh diễn của nhiễm HIV thường kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn:

– Viêm hạch kéo dài, tồn lưu, lan toả: ngoài vùng bẹn ra còn có thêm ở 2 – 3 nhóm khác: có (phía trước, phía sau), vùng chẩm, nách.

– Iả chảy, mồ hôi trộm, mệt mỏi, sút cân.

– Có khi có cả nhiễm nấm men candida ở miệng, sốt kéo dài, thiếu máu, giảm tiểu cẩu, lách to (tiên lượng xấu).

– Có khi chỉ đơn thuần viêm hạch lan toả tồn lưu, tức chứng PGL (persistant generalized lymphadenopathy).

C. BỆNH GIẢM MIỄN DỊCH TOÀN PHÁT, TỨC BỆNH AIDS (= SIDA hay full – blown AlDS)

Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm virus HIV tiến triển thành AIDS hoàn chỉnh.

Định nghĩa của trung tâm khống chế bệnh lây (CDC) của Mỹ: AIDS là một hội chứng biểu hiện khá rõ một trạng tháng suy giảm miễn dịch trung gian tế bào mắc phải nhưng không biết nguyên nhân (không phải do thuốc hay một bệnh nào trước đó). Các biểu hiện chủ yếu như sau:

a. ở hệ tiêu hoá

– ỉa chảy nặng, kép dài do cryptosporidium cytomegalovirus (CMV) hoặc mycobacterium intracellulare hoặc không rõ nguyên nhân.

– Viêm niêm mạc thực quản do candida, gây khó nuốt và đau xương ức.

– Sarcom Kaposi, u lympho ở dạ dày, ruột, gây chảy máu.

b. ở bộ phận hô hấp

Viêm phổi do pneumocystis caril rất hay gặp: đặc biệt ở đây các chứng khó thở, ho khan, thâm nhiễm phổi thường được hình thành từ từ.

– Có trường hợp do cytomegalovirus (CMV), hay legionella pneumophilia.

c. ở hệ thần kinh trung ương

– Viêm màng não, áp xe do cryptococcus neoformans và Herpes simplex virus và HIV.

– u lympho và toxoplasmose do toxoplasma gondn.

– loạn trí tuần tiến (Progressive dementia) do nhiễm CMV

d. Ở da

– Các tổn thương da và niêm mạc do Herpes simplex virus (HSV), đặc biệt kéo dài, tồn tại lâu trên 1 tháng.

– Các biểu hiện như: Herpes miệng, sinh dục, quanh hậu môn, zona, u mềm lầy, sùi mào gà V.V.. đều mang tính chất lan toả rộng, kéo dài và nặng hơn các thể bệnh cổ điển.

– Viêm da đầu, viêm tấy hình cánh bướm tựa như trong lupus đỏ, hội chứng móng tay vàng (yellow nail syndrom) bạch sản ở bờ lưỡi V.V..

e. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo mệt mỏi, sút cân.

ở một số ca người ta tìm thấy mycobacterium avium intracel- lutare ở tủy sống, hạch hoặc gan (sinh thiết gan),

a. Sarcom kaposi:

– Màu đỏ tía, không đau, số lượng nhiều ở da, ở hạch và các bộ phận khác.

– Có nhiều trung tâm (multicentric).

– Xuất hiện ở bất cứ vùng da nào (lòng bàn tay, bàn chân, miệng, hầu, mông ngực, lưng)

– Có thể lan toả vào vùng phủ tạng

– Hay gặp ở luyến ái đồng giới nam

b. u lympho không phải Hodgkin (non – Hodgkins lymphoma)

– Nguồn gốc là những u lympho B

– Thường có chứa Epstein – barr virus (EBV)

– u sơ phát thường ở thần kinh trung ương, sau lan sang tuỷ, xương,dạ dày, ruột và da.

3. Đặc điểm miễn dịch học

а. Đối với hệ miễn dịch trung gian tế bào (CMI): suy giảm rõ rệt

– Test da: âm tính với tuberculin, trichophytin V.V..

– Số lượng lympho T4 (+) giảm (T4+ꜜ).

– Số lượng lympho T8 (+) tăng, nhất là giai đoạn đầu (T8+ ꜛ ).

– Tỷ suất T4/T8 giảm: T4(+)/ T8 (+) < 0,6 (bình thường T4<+)/T8 (+) > 1,5).

– Chuyển dạng lympho (TTL) giảm

– Chức năng gây độc tế bào giảm

b. Đối với hệ miễn dịch dịch thể

Có thể tăng hoặc giữ mức bình thường IgG, IgA, IgD tăng lên

Các phức hợp miễn dịch tăng, tuy nhiên không có giá trí chẩn đoán.


V. ĐIỀU TRỊ BỆNH AIDS


Hiện nay người ta đang tìm thuốc điều trị và đang đi vào các hướng sau đây

1. Tìm thuốc tiêu diệt HIV

Chưa được, vì hai lý do

– HIV trên trong các tế bào mà chúng xâm nhập: thuốc sẽ diệt cả tế bào.

– HIV nhiễm vào tế bào não mà đa số thuốc lại không vượt qua được hàng rào máu não

2. Tìm thuốc chống sự sinh sản và lan toả của HIV sang tế bào khác

Hiện nay có hai loại thuốc có triển vọng đang dược thí điểm tại Ý và Úc, Âu: azidothymidin AZT và ribavirin.

Cả hai loại này đều là thuốc uống, và có thể vượt hàng rào máu não, tuy nhiên có nhược điểm:

– Giá thành quá đắt. Ngày uống 6- 10 viên giá 10 – 20 đô la Mỹ.

– Phải dùng thuốc suốt đời.

– Gây thiếu máu nặng: đã xảy ra ở 1/4 số bệnh nhân sau 4-8 tuần lễ dùng thuốc

3. Tìm thuốc phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại

– Interferon

– Interleukin – 2.

4. Tìm những phương pháp thay thế miễn dịch

– Tiêm truyền lympho

– Ghép tuỷ

– Ghép tuyến ức

Có một số kết quả nhưng cần theo dõi thêm Cho đến nay, trong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người ta dùng các thuốc để chữa các nhiễm khuẩn thừa cơ như: viêm phổi, nhiễm nấm da, nấm men, ỉa chảy, ung thư.

Mặt khác người bệnh cần lạc quan tin tưởng, tăng cường, bảo vệ sức khoẻ bằng luyện tập đều đặn, ăn uống theo chế độ bồi dưỡng, nghỉ ngơi, tránh sang chấn tâm thần… Đó là một phần quan trọng của trị liệu.

Cần tránh các yếu tố làm suy giảm miễn dịch thêm như: các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ma tuý, thuốc lá, rượu. Đồng thời có sự hỗ trợ về tâm lý xã hội của gia đình và tập thể


IV. PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH BỆNH AIDS


Bệnh AIDS lây truyền bằng ba cách

– Quan hệ tình dục với người có bệnh

– Tiếp xúc trực tiếp với máu và sản phẩm máu hoặc dùng kim nhiễm HIV.

– Từ mẹ sang con ở thời kỳ bào thai hoặc khi sinh đẻ.

Vậy muốn phòng bệnh cần tránh hoặc chống lại 3 cách lây lan trên, cụ thể là

1. Để tránh lây nhiễm qua đường tình dục thì cần phải

– Không quan hệ tình dục với nhiều người. Tốt nhất là thủy chung, một vợ một chồng.

– Không quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có nhiều quan hệ phức tạp

– Không giao hợp hậu môn (luyến ái đồng giới),

– Dùng bao dương vật (khi quan hệ đồng giới hay khác giới).phẩm của máu, kim tiêm, bơm tiêm bị nhiễm HIV… thì phải

– Chỉ tiêm và truyền máu khi thật cần thiết.

– Kiểm tra máu và các sản phẩm máu trước khi dùng

– Kiểm tra cẩn thận thường kỳ máu của người cho máu, trước khi quyết định lấy nhau.

– Kiểm tra và tiệt khuẩn máu và sản phẩm máu nhập nội

– Bảo đảm bơm tiêm, kim tiêm, kim lấy máu, kim xâm chậm, kim châm cứu, kim xâu tai dược tiệt khuẩn đúng quy cách và không có mầm mống bệnh (HIV).

Tránh lây từ mẹ sang con, ta cần

– Giáo dục, khám nghiệm các thai phụ để phát hiện nhiễm HIV.

– Thông báo trước cho các sản phụ đã bị nhiễm HIV về nguy cơ có thể có của thời kỳ có thai và khi sinh nở đối với cháu bé.

Công tác chống lan tràn trong nhân dân

Nội dung chủ yếu như sau:

– Giáo dục kiến thức về bệnh AIDS cho cán bộ và nhân dân bằng mọi hình thức, chú ý đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao, thanh thiếu niên (có chương trình giáo dục thích hợp).

– Giáin sát dịch tễ, định kỳ có trọng điểm, chú ý đặc biệt các thành phố lớn, các hải cảng, các đối tượng nghi ngờ có nguy cơ cao.

– Xây dựng và kiểm tra chặt chẽ quy chế vô khuẩn khử khuẩn các dụng cụ xuyên qua da, các loại kim tiêm, châm cứu, dụng cụ mổ xẻ.

– Kiểm tra người cho máu, các sản phẩm máu được nhập nội có quá trình khử khuẩn hữu hiệu.

– Xây dựng một số cơ sở xét nghiệm để có điều kiện phát hiện bệnh, chủ yếu bằng các thử nghiệm huyết thanh cơ bản như ngưng kết, ELISA, rồi phát triển dần các kỹ thuật khác. Xây dựng labo thẩm vấn.

– Xây dựng chương trình quốc gia chống bệnh AIDS với chỉ tiêu hoạt động cụ thể, có kế hoạch hợp tác quốc tế để nâng cao khả năng phát hiện và phòng chống xâm nhập và lan tràn.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận