[Da liễu] Điều Trị Bệnh Hạt Cơm


I. CĂN NGUYÊN BỆNH HẠT CƠM


Do một loại virus ADN gọi là Papovavirus ở người. Có 4 thể hạt cơm do các typ Papovavirus khác nhau gây nên:

– Hạt cơm phẳng ở người trẻ do Papovavirus typ III.

– Hạt cơm thường do Papovavirus typ II và typ IV.

– Hạt cơm lòng bàn chân do Papovavirus tỵp I.

– Sùi mào gà (Condyloma acuminatum) do Papovavirus typ VI.

Điều kiện thuận lợi để bị nhiễm virus này là rối loạn tuần hoàn ngoại vi tại chỗ (tím tái viễn đoạn, tăng tiết mồ hôi), tổn thương liên bào (chà xát, viêm mạn da và niêm mạc).

Lây trực tiếp do đụng chạm, kể cả quan hệ tình dục và tự lây nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một người, hiếm khi qua vật trung gian (khăn mặt, áo quần…).

Ủ bệnh khoảng vài tuần đến vài tháng. Tỷ lệ tự khỏi khoảng 20%. Người có lẽ là ổ chứa virus. Có khoảng 15 typ có thể gây bệnh. Cá biệt có typ có thể gây ung thư.


II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HẠT CƠM


1. Hạt cơm phẳng ở người trẻ

a. Tổn thương cơ bản: sẩn tròn hoặc bầu dục, đường kính 1 -3mm màu xám – vàng – nâu hoặc hồng nhạt hoặc gần như mầu da, mặt nhẵn, ngứa nhẹ,

b. Vị trí: hay gặp ở mặt, 2 cánh tay, cẳng tay, bàn tay (mu). Có khi lan xuống cả ngực, lưng. Hay gặp hiện tượng Koebner nếu bệnh nhân gãi xây xát da.

c. Cần phân biệt với: liken phẳng, hạt cơm dầy sừng (người già, da dầu), loạn sừng Darier.

d. Điều trị

– Tâm lý liệu pháp

– Đốt lạnh với nitơ lỏng

– Vìtamin A acid (kem)

– Xát lá tía tố tươi.

2. Hạt cơm thường.

Rất hay gặp

a. Tổn thương cơ bản: sẩn, cục to nhỏ khác nhau có khi rất to, gờ cao lên mặt da, đường kính từ 3 – 5 mm có khi đến 1 – 2 cm. Bề mặt sùi, ráp, màu vàng – nâu hoặc xám – đen. Tuỳ theo vị trí của tổn thương mà hạt cơm thường có thể xù xì, có dạng sợi nhú (bàn tay, bàn chân , mí mắt, cổ), ở lòng bàn tay, bàn chân thì do ma sát, đè ép nên hạt cơm bẹt ra. Đặc biệt hạt cơm ở lòng bàn tay chân, ở dưới móng tay, móng chân thường đau, có khi rất đau.

b. Cần phân biệt với: lao cóc hoặc sùi, liken sùi, dầỵ sừng lòng bàn tay – bàn chân thể khu trú từng điểm, dầy sừng do asen

c. Điều trị

– Tâm lý liệu pháp

– Đốt diện

– Tiểu thủ thuật cắt bỏ (chú ý dễ lây sang vùng da lành và cho phẫu thuật viên).

– Đốt lạnh với nitơ lỏng.

– Kem vitamin A acid (dùng cho trẻ em).

3. Hạt cơm lòng bàn chân

Hay gặp. Thường ở gót và phần trước gan bàn chân nơi tỳ đè nhiều, Thường số lượng ít (1 – 2 cái). Bề mặt không vồng, mầu xám đen, có chai và chắc. Hạt cơm lớn lên như một cái gai đâm vào chiều sâu cho nên khi đứng và đi, gây cảm giác rất đau, chói. Cần phân biệt với: chai chân, mắt cá.

Điều trị: dùng tiểu thủ thuật cắt bỏ sau khi đã băng với mỡ salicylic 60% để cho mềm hạt cơm.

– Đốt lạnh với nitơ lỏng.

– Có thể dùng siêu âm để điều trị.

– Lót một miếng đệm có lỗ khớp với vị trí có hạt cơm vào giầy để tránh chạm hạt cơm vào giầy.

4. Sùi mào gà

Hay gặp. Xem như một bệnh lây theo đường tình dục.

Điều kiện thuận lợi để nhiễm bệnh: ẩm ướt sau khi bị chà xát, niêm mạc bị chợt do cố bao hành, viêm rãnh quy đầu, viêm niệu dạo, khí hư, eczema hậu môn, giun kim, viêm kẽ, Lây qua giao hợp.

Vị trí tổn thương cơ bản

Rãnh quy đầu, quy đầu quanh miệng sáo, lỗ niệu dạo, vùng quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, xuất hiện nốt hồng – đỏ, cụm lại với nhau, sùi lên như súp lơ. Tổn thương thường ướt, lép nhép và có mùi hôi, đôi khi bị hoại tử.

Cần phân biệt với

– Sùi mào gà do giang mai

– Pemphigut sùi

– Ung thư

Điều trị

– Nạo bằng curette. Chú ý dễ sót tổn thương, dù rất nhỏ cũng sẽ gây tái phát. Dễ lây lan sang vùng kế cận, lây sang thủ thuật viên.

– Đốt lạnh bằng nitơ lỏng (đề phòng phù nề nhất là ở vùng niêm mạc sinh dục).

– Chữa các bệnh liên quan và loại bỏ các yếu tố thuận lợi (roi trùng, candida, lậu, giun kim, trít bao hành, kém vệ sinh vùng tiết niệu – sinh dục, giao hợp kém vệ sinh với người có bệnh). .

– Nếu cần, phải phối hợp với các thầy thuốc chuyên khoa về tiết niệu, phụ khoa, đại tràng, trực tràng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận