[Tiêu hóa] Quy Trình Nội Soi Dạ Dày

QUY TRÌNH NỘI SOI DẠ DÀY

I. CHỈ ĐỊNH:

Chia làm 3 nhóm: nội soi cấp cứu, nội soi chương trinh, nội soi điều trị.

1. Nội soi cấp cứu:

Mục đích phát hiện vị trí tổn thương, nguyên nhân gây chảy máu để điều trị như: vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, chảy máu ổ loét => thắt TMTQ, chích cầm máu ổ loét.

2. Nội soi theo chương trình:

– Được chỉ định trong tất cả các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý thực quản – dạ dày – tá tràng

– Bệnh lý ở thực quản: nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau.

– Bệnh lý ở dạ dày: xuất huyết tiêu hóa, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu…

3. Nội soi điều trị:

– Cầm máu qua nội soi

– Cắt polyp qua nội soi

– Lấy dị vật qua nội soi

– Nong thực quản qua nội soi

– Đặt Stent thực quản

– Mở thông dạ dày qua nội soi

– Cắt lớp niêm mạc qua nội soi điều trị ung thư sớm

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1. Chống chỉ định tuyệt đối:

– Bệnh nhân không đồng ý nội soi.

– Suy tim cấp

– Nhồi máu cơ tim cấp.

– Đang ứong tình trạng shock.

– Bệnh nhân không hợp tác (bệnh nhân tâm thần), nếu có chỉ định nội soi dạ dày phải gây mê.

– Thủng đường tiêu hóa trên (dù chỉ nghi ngờ).

2. Chống chỉ định tương đối:

– Con tăng huyết áp.

– Huyết động học không ổn đinh.

– Nhồi máu cơ tim chưa ổn định

– Phình dãn động mạch chủ

– Rối loạn nhịp tim

– Suy hô hấp

– Bệnh nhân quá già yếu.

– Bệnh nhân đang có thai (nếu soi cần có sự đồng ý của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân)

– Chảy máu lượng nhiều nghi do dò động mạch – tá tràng

– Trong vòng 7-10 ngày sau khâu ống tiêu hóa

– Túi thừa Zenker lớn có thể làm đi lạc vào túi thừa gây thủng

III. CHUẨN BỊ NỘI SOI DẠ DÀY:

l. Chuẩn bị bệnh nhân:

– Bệnh nhân phải được giải thích kỹ về những lợi ích và tai biến của thủ thuật:

– Bệnh nhân phải được nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi nội soi.

– Nếu có hẹp môn vị cần rửa dạ dày trước khi nội soi.

– Bệnh nhân đồng ý soi và nếu tiến hành các thủ thuật can thiệp hoặc trong những trường hợp đặc biệt phải có sự cam kết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

2. Chuẩn bị thuốc:

– Thuốc gây tê họng: Lidocain 10%

– Thuốc cố đinh bệnh phẩm: Formol 10%

– Thuốc chống shock: Adrenaline, bộ đặt nội khí quản

– Thuốc thử test H. Pylori: Clotest

– Dịch truyền: Natriclorua 0.9%

– Hệ thống oxy ẩm.

3. Chuẩn bị máy soi và các dụng cụ nội soi:

– Kiểm tra máy soi: ánh sáng, hình ảnh, kênh bơm hơi nước, kênh sinh thiết, bộ phận điều khiển trái – phải, lên – xuống.

– Kiểm tra máy có bị thủng không, nếu có bị thủng không được sử dụng vì nước vào bên trong máy sẽ làm hỏng máy.

– Chuẩn bị các dụng cụ kèm theo: máy hút, kềm sinh thiết, kim tiêm cầm máu, kềm gắp dị vật…

IV. QUY TRÌNH THỦ THUẬT:

l. Nguyên tắc trong nội soi dạ dày:

– Không được đẩy máy soi khi không thấy đường

– Nếu nghi ngờ thì nên bơm hơi và rút máy lùi ra

* Chú ý

+ Không nên kéo dài cuộc soi hơn 5-10 phút

+ Tránh các động tác thừa

+ Không nên lặp lại

2. Cách đưa ống soi qua vùng hầu họng:

– Thấy đường

– Đặt mù

– Đặt máy soi với sự ừợ giúp

3. Thao tác khi vào thực quản:

– Giữ đầu ống soi ở trang tâm của thực quản bằng cách xoay (P) và (T) ít

– Bơm hơi, đẩy ống soi

– Quan sát

4. Vùng thực quản-tâm vị:

– Xoay (T) để thấy lòng dạ đày nếu không thấy nó trực tiếp sau khi qua vùng tâm vị.

– Up nhẹ

– Xoay (P)

5. Vùng thân-hang vị:

– Up máy

– Xoay (P) từ từ (900) và đẩy máy từ từ

– Bơm hơi vừa đủ. Chú ý hút dịch nếu có

– Quan sát

6. Qua lỗ môn vị:

– Giữ cho lỗ môn vị luôn ở trung tâm

– Kiên nhẫn

– Khi máy vào HTT thì rút nhẹ máy soi và quan sát HTT

7. Qua gối trên tá tràng:

– Đưa đầu ống soi vào ngay gối trên tá ừàng

– Xoay (P) 900, nhẹ nhàng

– up máy và đẩy máy soi

– Quan sát

– Quật ngược ống soi:

+ up máy soi tối đa (1.800)

+ Xoay (T) – (P) 900

+ Kéo máy soi

+ Quan sát

– Rút máy soi: thường ngược lại với thao tác đi vào

+ Quan sát: Xoay nhẹ máy (P) or (T)

+ Rút máy từ từ và hút hơi

– Những điểm lưu ý: 4 điểm mù quan trọng

+ Thực quản cổ

+ Mặt sau thân vị cao và thân vị giữa

+ Phần gần của HTT (ngay sau lỗ môn vị)

+ Quanh gối trên tá tràng

– Để giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân:

+ Cần giải thích cặn kẽ thủ thuật trước khi soi

+ Bơm hơi vừa đủ, hút hơi khi rút máy

+ Không nên kéo dài cuộc soi 1 cách không cần thiết

IV. BIẾN CHỨNG:

1. Thủng:

– 50% trường hợp xảy ra ở thực quản trên, xoang lê (phần lớn xảy ra với phương pháp đi mù) => điều trị thường là phải mổ

– Thủng dạ dày thường cách tâm vị vài cm => nếu thủng nhỏ thường chỉ cần hút dạ dày và kháng sinh liệu pháp, phải mổ ngay nếu thủng do ống soi hay do íòrcep xuyên thành.

– Thủng do túi thừa.

2. Tim:

– Nhồi máu cơ tim cấp.

– Các dạng rối loạn nhịp: nhanh xoang, ngoại tâm thu, đôi khi có rung nhĩ.

– Một số yếu tố làm tăng khả năng loạn nhịp: thiếu máu cơ tim, bệnh phổi mãn, lớn tuổi.

3. Phổi:

– Giảm oxy máu

– Biến chứng viêm phổi hít thường xảy ra khi dạ dày còn nhiều dịch, thức ăn.

4. Nhiễm trùng:

– Viêm phổi hít

– Du khuẩn huyết

– Lây truyền HBV, HCY, fflV.

– Lây nhiễm cho bác sĩ soi

5. Kẹt máy: ít gặp

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận