Phong bế các dây thần kinh bằng cách tiêm thuốc vào bao của đám rối của thần kinh cánh tay từ phía hố nách.
I. CHỈ ĐỊNH:
- Phẫu thuật cẳng tay và bàn
- Giảm đau sau phẫu thuật khi lưu
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Các bệnh có hạch nách.
- Chấn thương nặng có thiếu máu
- Dị ứng thuốc tê.
III. CHUẨN BỊ:
- Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.
- Phương tiện:
+ Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.
+ Hai bơm tiêm 20ml, kim tiêm 20 – 22 G hoặc catheter 18 – 20 G, bông cồn sát khuẩn, máy dò thần kinh, kim tê tùng.
- Người bệnh:
+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…
+ Người bệnh đồng ý.
+ Tư thế người bệnh: nằm ngửa, đầu quay sang bên đối diện, cánh tay dang 900, khuỷu tay gấp, bàn tay để ngửa.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Mốc giải phẫu: cơ ngực lớn, cơ quạ cánh tay, động mạch nách.
- Điểm chọc: ngay bờ trên của động mạch và ở đỉnh của hố nách.
- Hướng chọc: lên trên và vào trong, tiếp chuyển với động mạch và hướng vào giữa xương đòn đối với điểm chọc cổ điển chọc vuông góc với trục của cánh tay và hướng về phía xương cánh tay đối với điểm chọc sửa đổi.
- Dấu hiệu cần tìm: cảm giác“sựt” khi tiêm đi qua bao của đám rối thần Dấu hiệu tê bì hoặc rung giật cơ vùng thần kinh chi phối khi dùng máy dò thần kinh.
- Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm xem có máu vào bơm không, nếu không có thì tiêm thuốc. Hút nhẹ kiểm tra sau mỗi lần tiêm 5ml.
- Thuốc tiêm và liều: 30- 40ml lidocain 1% -2% (tác dụng 60-90 phút) hoặc bupivacain 0,25 – 0,5% (tác dụng 180 -270 phút).
V. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
Theo dõi: tri giác, nhịp tim, huyết áp, độ, bảo hòa oxy, mức độ phong bế thần kinh của vùng chi mong muốn.
Tai biến và xử trí:
– Chọc vào động mạch nách: rút kim và ấn định 5 phút, có thể chọc lại nếu không có khối máu tụ.
– Ngộ độc thuốc tê.