[Ngoại khoa] Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Chăm sóc bệnh nhân ngay sau mổ:

Nội dung của việc chăm sóc bệnh nhân trong phòng săn sóc đặc biệt:

Đo khí máu động mạch hay độ bão hoà oxy máu động mạch (SpO2)

Cai máy thở: giảm dần tần số của chế độ thông khí cưỡng bức (IMV) xuống còn 4 nhịp/phút. Nếu bệnh nhân không có biểu hiện khó thở và SpO2 trên 95%, chuyển sang chế độ thông khí hỗ trợ.

Giảm dần nồng độ oxy trong khí thở xuống còn 0,4 Hút đàm nhớt qua thông khí quản

Nếu bệnh nhân tự thở bình thường, nhịp thở 12-18 lần/phút, không có biểu hiện thiếu oxy: rút thông khí quản.

Nếu huyết áp dưới 90 mmHg, tìm và xử trí theo nguyên nhân Tiêu chuẩn tiếp nhận bệnh nhân vào phòng hồi tỉnh:

bệnh nhân đã được rút thông khí quản, tự thở và thở êm Phản xạ vùng hầu họng đã được khôi phục

Huyết áp tâm thu trên hay bằng 90 mmHg Các ống dẫn lưu không còn chảy máu

Nội dung của việc chăm sóc bệnh nhân trong phòng hồi tỉnh: Đo huyết áp, mạch, nhịp thở, thân nhiệt

Đo độ bão hoà oxy (SpO2)

Tiếp tục cho bệnh nhân thở oxy qua thông mũi

Đánh giá loại dịch đang truyền và tốc độ truyền dịch Kiểm tra vết mổ

Kiểm tra số lượng và loại ống dẫn lưu

Đánh giá số lượng và tính chất dịch qua ống dẫn lưu Đánh giá tri giác

Quan sát phản xạ nuốt hay ho khạc Kiểm tra xem có cầu bàng quang

Kiểm tra tư thế của bệnh nhân và sự thoải mái của bệnh nhân đối với tư thế đó

Vấn đề truyền dịch:

Đối với các cuộc phẫu thuật không biến chứng, bệnh nhân chưa ăn uống được và có sinh hiệu ổn định, lượng dịch duy trì được tính toán theo công thức sau:

Vduytrì= Vnướctiểu+ lượng nước mất qua phổi, qua da

Trung bình lượng dịch duy trì khoảng 1500 mL/24 giờ (25 mL/kg/24 giờ). Loại dịch truyền được chọn lựa là Ringer-Glucose 5%.

Nếu có mất dịch qua thông dạ dày, bồi hoàn bằng thể tích tương đương của dung dịch NaCl 0,9%.

Nếu có mất dịch qua ống dẫn lưu: : bồi hoàn bằng thể tích tương đương của dung dịch Lactate-Ringer.

Chăm sóc bệnh nhân trong phòng hậu phẫu:

Điều kiện để chuyển bệnh nhân về phòng hậu phẫu: bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn

bệnh nhân có thể tự đảm bảo một tư thế an toàn và thoải mái trên giường bệnh Huyết áp tâm thu lớn hơn hay bằng 100 mmHg

Trừ một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngồi dậy vào buổi tối của ngày

phẫu thuật và đi lại vào ngày hôm sau. Sau 3-5 ngày sau mổ, bệnh nhân sẽ đi lại bình thường. Để ngăn ngừa biến chứng hô hấp có thể xảy ra sau mổ, cần thực hiện các biện pháp sau:

Hạn chế việc nằm bất động kéo dài, đặc biệt nằm ngữa thẳng trên giường. Cần thay đổi tư thế thường xuyên

Tập thở sâu để tăng cường hoạt động cơ hoành Tập ho khạc

Phế dung khuyến khích

Tránh truyền quá nhiều dịch.

Nếu không có chỉ định khác, thông tiểu được rút khi bệnh nhân bắt đầu ngồi dậy.

Vấn đề ăn uống:

Cho ăn khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và đường tiêu hoá bắt đầu hoạt động.

Có nhu động ruột, bệnh nhân đói bụng: cho uống dịch loãng. Tránh các chất sinh hơi hay cần nhiều năng lượng để tiêu hoá (mỡ).

Khi có trung tiện, cho bệnh nhân ăn đặc dần với số lượng tăng dần.

Giảm đau sau mổ:

Giảm đau tốt sau mổ sẽ hạn chế được nguy cơ xảy ra các biến chứng sau mổ: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

Nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim Chậm lành vết thương

Xẹp phổi, viêm phổi Huyết khối tĩnh mạch

Co thắt mạch máu ngoại biên Nhiễm toan chuyển hoá

Các phương pháp giảm đau:

Giảm đau qua đường uống Giảm đau qua đường tiêm bắp Giảm đau qua đường tĩnh mạch

Thuốc giảm đau:

Meperidin: 50-150 mg, uống hay TB, mỗi 2-3 giờ. Không dùng quá 600 mg/ngày và không kéo dài quá 48 giờ. Hoặc

Pethidine (Dolargan): 25 mg uống x 2-3 lần/ngày, 50-100 mg TB x 2-3 lần/ngày. Nếu cần thiết, có thể sử dụng pethidine qua đường tĩnh mạch. Hoăc

Diclofenac (Voltarene): 50-75 (uống/TB) x 2 lần/ngày. Hoặc Piroxicam (Feldene): 10-20 (uống /TB) x 1 lần/ngày. Hoặc

Acetaminophene: 325 – 1000 mg mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa: 4000 mg/ngày./.

Xem thêm:

Chăm sóc sau mổ tại phòng hồi tỉnh

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận