[Truyền nhiễm] Bài giảng nhiễm HIV, AIDS

Định nghĩa

Nhiễm HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) và AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một quá trình bệnh lý do một loại vi rút thuộc họ Retroviridae gây ra. HIV làm suy giảm nặng tế bào TCD4, từ đó gây ra suy giảm nghiêm trọng tình trạng miễn dịch dẫn đến bệnh nhân mắc các nhiễm trùng cơ hội và ung thư, suy kiệt và tử vong.

HIV: Human Immuno deficience Virus (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người).

AIDS: Acquired Immuno – Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS khoảng 10 năm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS trong vòng vài tháng. Một số khác (5%) có thể kéo dài trên 15 – 20 năm vẫn không có các triệu chứng AIDS và số lượng tế bào CD4 không giảm.

Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn liên quan nhiều đến số lượng tế bào CD4.

Lịch sử nghiên cứu

Tháng 6/1981 ở thành phố Los Angles (Hoa Kỳ) đã phát hiện thấy 5 thanh niên thuộc loại quan hệ tình dục đồng giới bị viêm phổi do Pneumocystis carinii, khi điều trị bằng pentamidin liều cao không khỏi và tất cả các bệnh nhân đều có tình trạng suy giảm miễn dịch.

Tháng 7/1981, ở New York và California cũng thông báo 26 bệnh nhân bị Sarcoma Kaposi cũng đều là người loại quan hệ tình dục đồng giới và có suy giảm miễn dịch. Do vậy, lúc đầu người ta đã đặt tên cho căn bệnh này là “suy giảm miễn dịch có liên quan đến quan hệ tình dục đồng giới” (GRID: Gay Related Immuno – Deficiency)

Sau đó, người ta nhận thấy hội chứng suy giảm miễn dịch không chỉ xảy ra ở người quan hệ tình dục đồng giới. Năm 1982, hội chứng này đã được đổi tên là AIDS (Acquired Immuno – Deficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Năm 1983, các nhà khoa học F. Barré Sinoussi, L. Montagnier và cs. (viện Pasteur Paris) phân lập được vi rút gây bệnh trên từ những người bị sưng hạch lympho nên người ta đặt tên là LAV (Lymphodenopathy-Associated Virus: Virut liên quan đến bệnh bạch huyết). Năm 1984, các nhà khoa học M. Popovic, R.C. Gallo và cs. tại Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda – Hoa Kỳ cũng phân lập được vi rút đặt tên là HTLV-III (Human T-Lymphocytotropic Virus type III: Virut có ái tính với lympho người typ III); và tại Trường Đại học tổng hợp California (San Francisco) phân lập được vi rút đặt tên là ARV từ các bệnh nhân AIDS (vi rút liên quan đến AIDS). Năm 1986, một tiểu ban của Uỷ ban quốc tế về phân loại vi rút đã xác định các virut này cùng là một và đặt tên là HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) và năm 1983 được xác định là phát hiện ra HIV-1. Năm 1985, L. Montagnier và cs. phân lập được một vi rút từ các bệnh nhân AIDS ở Guinea-Bisau (Tây Phi), sau được gọi là HIV-2.

Hiện nay, nhiễm HIV/AIDS đang được coi là đại dịch, là hiểm hoạ toàn cầu. Tính đến cuối năm 2005. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đã có hơn 40 triệu người trên thế giới nhiễm HIV, riêng năm 2005 có gần 5 triệu người mới nhiễm HIV, 3,1 triệu người chết vì AIDS.

Dịch tễ học

Mầm bệnh

HIV là một Retrovirut họ Lentiviridae. Hiện nay đã phát hiện được HIV-1 (phân lập đầu tiên năm 1983) và HIV-2 (phân lập đầu tiên năm 1985). HIV có axit nhân là ARN. Hiện nay trên thế giới HIV-1 là phổ biến.

HTLV: Human T Lympho Virut.

HIV: Human Immuno – deficiency Virut.

HFV: Human Foamy Virut.

HIV có cấu trúc hình cầu đường kính 110 nm gồm 3 lớp:

Bao ngoài (Envelop): Là một màng lipit kép có nhiều kháng nguyên là những cấu trúc Glycoprotein (ký hiệu: Gp)

Vỏ: Gồm 2 lớp, cấu trúc là Protein.

Lõi (nhân): Có hình trụ được bọc trong một lớp Protein. Gồm có 2 loại kháng nguyên ký hiệu là: GAG (Group Specific Antigen) và POL (Polymerase) nhưng bản chất chung đều là các Protein (ký hiệu P).

HIV-1 có nhiều kháng nguyên đặc hiệu như: Gp 41, Gp 120, Gp 160, P24.

HIV có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi các yếu tố lý, hoá và các chất khử trùng thông thường.

Nguồn bệnh

Người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS.

Đường lây

HIV có thể tìm thấy trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dich, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tuỷ, nước tiểu, sữa mẹ. Tuy nhiên chỉ có 3 phương thức lây được xác định là:

Lây truyền qua đường tình dục: Tính chung trên thế giới, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục qua tình dục khác giới chiếm 71%, qua tình dục đồng giới (nam) chiếm 15%. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên khi có bệnh lý gây nên nhiễm ở bộ phận sinh dục, có vết sây sát xảy ra khi giao hợp hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người…

Lây truyền qua đường máu: Do truyền máu và các sản phẩm của máu, ghép tạng… không kiểm soát được HIV, do dùng chung bơm tiêm kim tiêm (nguy cơ cao đối với người tiêm chích ma tuý), do dùng chung kim châm cứu, kim xăm trên da v.v….

Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ và sau khi đẻ (qua sữa).

Ngoài các phương thức lây truyền như trên, hiện nay chưa xác định được các phương thức lây khác như đường hô hấp, qua muỗi hoặc côn trùng đốt, hôn, dùng chung bát đũa…

Cơ thể cảm thụ

Mọi người đều có thể bị bệnh, không phân biệt tuổi, giới, điều kiện tự nhiên, xã hội. Tuy nhiên do ảnh hưởng của phương thức lây truyền qua đường tình dục nên lứa tuổi 18 – 20 mắc cao hơn.

Tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau tuỳ theo từng khu vực, phụ thuộc nhiều vào phong tục, tập quán, thói quen, tệ nạn xã hội, lối sống…. Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là: Gái mại dâm, bệnh nhân mắc bệnh truyền qua đường tình dục (STD), người nghiện trích ma tuý đường tĩnh mạch, nguy cơ quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, người được truyền máu nhiều lần không được sàng lọc….

Cơ chế bệnh sinh

HIV có ái tính chủ yếu với tế bào lympho TCD4. Ngoài ra HIV còn có thể xâm nhập vào nhiều loại tế bào khác như: Lympho bào B, đại thực bào, tế bào nguồn, tế bào hình sao, tế bào xơ non v.v…HIV gây huỷ diệt các tế bào TCD4, do vậy dẫn đến suy giảm miễn dịch bao gồm cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Các rối loạn chính trong đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS gồm:

Giảm tế bào lympho T toàn phần, đặc biệt là CD4 giảm nặng, tỷ lệ CD4/CD8 giảm (<1).

Giảm chức năng các tế bào miễn dịch: Giảm hoặc mất đáp ứng da, giảm khả năng tăng sinh tế bào đối với các chất gây phân bào và kháng nguyên, giảm đáp ứng độc tế bào do giảm chức năng tế bào CD8 và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên).

Tăng gamma globulin.

Tăng phức hợp miễn dịch, tăng các tự kháng thể và một số protein khác trong huyết thanh.

Giảm đáp ứng kháng thể nguyên phát đối với các kháng nguyên mới tiếp xúc lần đầu,

Giảm gamma interferon.

Hậu quả của các rối loạn đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là bệnh nhân bị các nhiễm trùng cơ hội (thường do các vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng sinh sản trong tế bào) hoặc mắc các loại ung thư đặc biệt.

Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS khoảng 10 – 12 năm. Sự tiến triển rất khác nhau giữa các bệnh nhân, phụ thuộc vào cơ thể bệnh nhân, yếu tố virut và tác dụng của điều trị. Mỗi giai đoạn bệnh liên quan chặt chẽ đến số lượng tế bào CD4.

Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS

Phân loại lâm sàng nhiễm HIV/AIDS

Tiến triển từ nhiễm HIV đến AIDS là một quá trình kéo dài. Do vậy các biểu hiện lâm sàng rất phức tạp và tuỳ thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Đến nay có nhiều phân loại mô tả lâm sàng nhiễm HIV/AIDS. Dưới đây là cách phân loại theo diễn biến bệnh và mức độ tế bào TCD4.

Nhiễm trùng cấp ban đầu (hội chứng chuyển đổi huyết thanh cấp diễn)

Sau khi nhiễm HIV, chỉ khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng nhiễm trùng cấp diễn giống như cúm. Trong số đó, chỉ khoảng 20 – 30% số người trên đến khám thầy thuốc. Các thầy thuốc cũng chỉ chẩn đoán là hội chứng nhiễm virut cấp chung hoặc “cúm”. Các triệu chứng thường gặp của thời kỳ này là: Sốt, viêm bạch hầu, có ban dát – sẩn, đau cơ khớp, nhức đầu, mất ngủ… một số ít bệnh nhân có ỉa lỏng, buồn nôn, rối loạn cảm giác… các triệu chứng lâm sàng thường tự khỏi sau vài tuần.

Các triệu chứng của nhiễm trùng cấp thường xảy ra từ 2 – 6 tuần (trung bình 3 tuần) sau nhiễm HIV.

Trong giai đoạn nhiễm trùng cấp, các xét nghiệm thấy

Giảm các tế bào CD4, CD8, sau đó có trong tuỷ đơn tế bào CD8 và các lympho bào khác. Một số bệnh nhân, số lượng CD4 bị ức chế nặng gây hậu quả bệnh tiến triển nhanh chóng.

Sau phơi nhiễm HIV, nồng độ virut và kháng nguyên P24 tăng cao trong huyết thanh, sau đó giảm (khi nồng độ kháng thể kháng HIV tăng cao).

Sau 1 – 3 tuần sau khởi phát, phát hiện được kháng thể kháng HIV typ IGM. Kháng thể typ IGM tăng cao ở tuần 2 – 5 và mất đi trong vòng 3 tháng. Sau đó kháng thể typ IG6 cũng được tạo thành.

Bệnh HIV giai đoạn sớm (giai đoạn thầm lặng)

Tế bào CD4 > 500 tế bào/mm3 máu.

Thường không có triệu chứng lâm sàng (giai đoạn thầm lặng).

Có thể có bệnh lý hạch toàn thân, thường là hạch lách, cổ, bẹn; không xưng hạch trong trung thất và quanh động mạch chủ.

Lượng tế bào CD4 giảm dần (trung bình giảm 40 – 80 tế bào/mm3 mỗi năm). Nếu không được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirut chỉ < 5% bệnh nhân tiến triển đến AIDS hoặc tử vong trong 18 – 24 tháng.

Bệnh HIV giai đoạn trung gian

Tế bào CD4 từ 200 đến 500 tế bào/mm3 máu.

Dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Các tổn thương da và miệng thường gặp hơn. Bệnh nhân có triệu chứng của phức hợp cận AIDS:

Nhiễm Herpes simplex tái diễn.

Nhiễm Herpes zoster (zona).

Ỉa chảy tái diễn, sốt từng đợt kéo dài.

Sút cân không giải thích được.

Candida hầu họng hoặc Candida âm hộ.

Các triệu chứng toàn thân khác như đau cơ, khớp, nhức đầu, mệt mỏi… xuất hiện từng đợt. Các triệu chứng viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn…xảy ra

Nếu không được điều trị bằng các thuốc kháng Retrovirut, có 20 – 30% bệnh nhân có nguy cơ tiến triển đến AIDS hoặc tử vong trong 18 – 24 tháng. Nếu được điều trị, nguy cơ trên giảm 2 – 3 lần.

Bệnh HIV giai đoạn muộn

Tế bào CD4 ở khoảng 50 – 200 tế bào/mm3. Theo phân loại của CDC – 1993: các bệnh nhân nhiễm HIV có số lượng CD4 < 200 tế bào/mm3 được coi như giai đoạn AIDS không kể biểu hiện lâm sàng như thế nào.

Dễ có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội nhất là viêm phổi do Pneuxocystis carinii (PCP), lao nhiễm Toxoplasma gondii, nấm… và bệnh ác tính lepuphoma, Sarcoma kaposi.

Trong giai đoạn này thường gặp các biểu hiện của phức hợp cận AIDS (ARC) hoặc AIDS như: Sốt kéo dài, gầy sút cân, ỉa chảy kéo dài, đau cơ khớp v.v…

Các bệnh lý thần kinh như viêm dây thần kinh, liệt dây thần kinh sọ não, bệnh lý tuỷ, bệnh lý thần kinh ngoại vi có khuynh hướng hay gặp hơn.

Ở những bệnh nhân có lượng tế bào CD4 thấp (> 50 tế bào/mm3) dễ bị viêm võng mạc do CMV (cytomegalovirut), hoặc có thể bị ung thư cổ tử cung ở nữ và Carcinoma trực tràng ở nam hoặc Papilloma thanh quản…

Trong giai đoạn này thường hay gặp các triệu chứng do giảm hồng cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu.

Nếu không được điều trị 50 – 70% bệnh nhân trong giai đoạn này chuyển thành AIDS và tử vong trong vòng 18 – 24 tháng.

Bệnh HIV giai đoạn quá muộn

Số lượng tế bào CD4 < 50 tế bào/mm3.

Do số lượng CD4 giảm nặng nên bệnh nhân trong tình trạng suy sụp miễn dịch rất nặng, dễ mắc nhiều bệnh cơ hội. Đó là: Bệnh MAC (Mycolacterium avium compha phức hợp các Mycolacterium avirum), viêm màng não do Cryptococcus, viêm võng mạc do CMV, bệnh nấm do aspergillosis xâm nhập, viêm não chất trắng đa ổ tiến triển (PML), Histoplasma lan toả…

Bệnh nhân có tình trạng sút cân rõ rệt (gọi là hội chứng gầy mòn), ít nhất giảm >4,5 kg trọng lượng cơ thể mà không giải thích được căn nguyên kèm theo, bệnh nhân có chán ăn, ỉa chảy.

Ở giai đoạn này, điều trị các thuốc kháng HIV và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội vẫn là cần thiết để kéo dài đời sống. Nếu được điều trị tốt, một số bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 rất thấp (< 10 tế bào/mm3) vẫn có thể kéo dài đời sống 5 – 7 năm.

Bệnh HIV giai đoạn cuối cùng

Những bệnh nhân bị bệnh HIV giai đoạn quá muộn, không được điều trị sẽ tử vong do bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở người lớn và trẻ em trên 13 tuổi

(theo tiêu chuẩn phân loại CDC – Atlanta – 1993)

Tế bào CD4

Phân loại lâm sàng

Số lượng

tê bào CD4/mm3

Tỷ lệ lympho toàn phần

Loại A

Không triệu chứng hoặc bệnh lý hạch toàn thân kéo dài hoặc nhiễm HIV cấp

Loại B

Có triệu chứng lâm sàng nhưng không phải loại A và C

Loại C

Các bệnh chỉ điểm trong AIDS

³ 500

> 29%

A1

B1

C1

200 – 499

14 – 28%

A2

B2

C2

< 200

< 14%

A3

B3

C3

Những người thuộc nhóm A3; B3; C1; C2 và C3 được chẩn đoán là bệnh nhân AIDS. Như vậy định nghĩa bệnh nhân AIDS bao gồm:

Tất cả những người nhiễm HIV mà số lượng CD4 < 200 tế bào/mm3 máu, mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng.

Có các bệnh chỉ điểm, dù số lượng CD4 > 500 tế bào/mm3 máu.

Lâm sàng loại A bao gồm

Nhiễm HIV không có triệu chứng lâm sàng.

Sưng hạch toàn thân kéo dài.

Hội chứng nhiễm Retro vi rút cấp tính.

Lâm sàng loại B bao gồm

Nhiễm nấm candida ở họng, âm hộ, âm đạo tái phát nhiều lần, ít có đáp ứng với điều trị.

Bạch sản dạng lông ở miệng.

U mạch do trực khuẩn (bacillary angiomattosis) do vi khuẩn Bartonella quintana, B.hensenlae.

Loạn sản cổ tử cung (CIN) ở mức độ vừa và nặng hoặc ung thư liên bào tại chỗ (carcinoma in situ).

Zona ngoài da tái phát.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

Bệnh do vi khuẩn Listeria.

Viêm tiểu khung, đặc biệt là áp xe vòi trứng và buồng trứng.

Viêm thần kinh ngoại biên.

Các triệu chứng toàn thân: Sốt 38,50C; tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng nhưng chưa giảm 10% trọng lượng cơ thể.

Bệnh do vi khuẩn Nocardia.

Lâm sàng loại C

Bao gồm những bệnh nhiễm trùng cơ hội (các bệnh chỉ điểm trong AIDS) để xác định bệnh AIDS ở những người nhiễm HIV.

Số lượng tế bào CD4 < 200/mm3 máu.

Nhiễm nấm Candida ở thực quản, phổi.

Ung thư xâm nhập cổ tử cung

Nhiễm nấm Coccidioides immitis (coccidioidomycosis).

Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài phổi.

Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidia gây tiêu chảy kéo dài (trên 1 tháng).

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma ở não.

Viêm võng mạc do Cytomegalovirus hoặc nhiễm Cytomegalovirus ngoài gan, lách hoặc hạch.

Bệnh não do HIV

Nhiễm virut Herpes gây loét da, niêm mạc kéo dài trên 1 tháng hoặc viêm phế quản, viêm phổi, viêm thực quản.

Nhiễm nấm Histoplasma lan toả ngoài phổi.

Nhiễm ký sinh trùng isospora kéo dài trên 1 tháng

Sarcom Kaposi.

U lympho không phải Hodgkin, u lympho immunoblast nguyên phát ở não.

Nhiễm vi khuẩn Mycobacterium avium hoặc M. Kansaii ngoài phổi hoặc lan toả.

Nhiễm lao ở phổi hoặc ngoài phổi.

Viêm phổi do ký sinh trùng Pneumocystis carinii.

Viêm phổi do vi khuẩn tái phát

Bệnh lý ở não trắng nhiều ổ tiến triển.

Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella tái phát (không phải do thương hàn).

Hội chứng gầy mòn suy kiệt do HIV.

Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em (£ 13 tuổi)

Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em theo lâm sàng (CDC – 1994)

Loại N – không có triệu chứng:

Trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng, hoặc chỉ có một triệu chứng liệt kê ở loại A.

Loại A – Triệu chứng nhẹ:

Trẻ có từ 2 hoặc nhiều triệu chứng liệt kê sau đây, không có triệu chứng ở loại B hoặc C:

Hạch to (0,5 cm ở trên 2 vùng).

Viêm da.

Gan to.

Lách to.

Viêm tuyến mang tai.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên tái diễn hoặc kéo dài, viêm xoang hoặc viêm tai giữa.

Loại B:

Triệu chứng vừa, trẻ có các biểu hiện khác với các triệu chứng ở loại A và C:

Thiếu máu (hemoglobine < 8g/100 ml), giảm bạch cầu trung tính (< 1000/mm3) hoặc giảm tiểu cầu (< 100.000/mm3), kéo dài ³ 30 ngày.

Viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết (1 đợt).

Nấm Candida ở miệng – họng kéo dài hơn 2 tháng ở trẻ trên 6 tháng tuổi.

Bệnh lý cơ tim.

Nhiễm Cytomegalovirut, xảy ra ở trẻ trên 1 tháng tuổi.

Tiêu chảy tái diễn hay mạn tính.

Viêm gan.

Herpes simplex miệng tái diễn (trên 2 lần trong vòng 1 năm).

Herpes simplex phế quản phổi, thực quản xảy ra lúc 1 tháng tuổi.

Sarcoma cơ trơn (leimyosarcoma).

Viêm phổi kẽ dạng lympho hay quá sản dạng lympho phổi.

Bệnh lý thận.

Bệnh do Nocardia (Nocardiosis).

Sốt kéo dài trên một tháng.

Bệnh do Toxoplasma, lúc trước 1 tháng tuổi.

Thuỷ đậu lan toả (thuỷ đậu biến chứng).

Loại C – Triệu chứng nặng:

Trẻ có bất cứ triệu chứng nào sau đây:

Nhiễm vi khuẩn nặng, nhiều lần tái diễn: Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm xương khớp, áp xe nội tạng hoặc khoang cơ thể.

Nấm Candida thực quản, phế quản, khí quản, phổi.

Bệnh nấm Coccidioides immitis (coccidioidomycosis) lan toả.

Cryptosporidiosis hay isosporiasis với tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.

Bệnh do Cytomegalovirut lúc trên 1 tháng tuổi (ngoài gan, lách, hạch).

Bệnh lý não: 1) Suy giảm phát triển trí tuệ; 2) Rối loạn phát triển não hay teo não mắc phải; 3) Suy giảm vận động đối xứng, biểu hiện bằng hai hay nhiều các biểu hiện sau: bại, phản xạ bệnh lý, thất điều, rối loạn dáng đi.

Herpes simplex gây loét da – niêm mạc kéo dài trên 1 tháng; viêm phế quản, viêm phổi, viêm thực quản ở trẻ trên 1 tháng tuổi.

Bệnh do Histoplasma, lan toả (nhiều hơn hay kết hợp ở phổi, đỉnh phổi, cổ hạch)

Sarcom Kaposi.

U lymoho tiên phát ở não.

U lympho tế bào nhỏ hoặc nguyên bào miễn dịch (Burkitt) hoặc u lympho tế bào to, tế bào B.

Phân loại nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em theo tế bào TCD4 (CDC – 1994)

Miễn dịch

Tuổi

< 12 tháng

1 – 5 tuổi

6 – 12 tuổi

CD4/mm3

%

CD4/mm3

%

CD4/mm3

%

1. Không suy giảm

2. Suy giảm nhẹ

3. Suy giảm nặng

³ 1500

750-1499

<750

³ 25

15-24

<15

³ 1000

500-999

<500

³ 25

15 – 24

<15

³ 500

200 – 499

<200

³ 25

15 – 24

<15

Những bệnh nhiễm khuẩn cơ hội gặp trong AIDS

Nhiễm khuẩn cơ hội ở phổi

Phổi là cơ quan hay bị tổn thương nhất ở bệnh nhân AIDS. Những nhiễm khuẩn cơ hội thường xuyên ở phổi là:

Viêm phổi do Pneumocystis Carinii:

Là biểu hiện thường gặp nhất ở phổi chiếm từ 50-60% ở các bệnh nhân. Bệnh do đơn bào gây nên với các triệu chứng lâm sàng sau: Bệnh thường bắt đầu từ từ, âm ỉ với ho khan, sốt, mệt, sút cân, dần dần bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần. Khám phổi chỉ thấy có ran khô. X quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm không thuần nhất, lấm tấm khắp 2 phế trường. ở những trường hợp nặng có thể thấy thâm nhiễm từng ổ. Xét nghiệm máu có thể thấy giảm cả 3 dòng (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), T CD4 giảm nặng < 200 mm3. Chẩn đoán xác định viêm phổi do Pneumocystis Carinii phải dựa vào xét nghiệm đờm hoặc chất rửa phế quản tìm thấy Trophozoid (thể tư dưỡng) bằng phương pháp nhuộm gram (kết quả dương tính tới 70-80%).

Bệnh lao:

Do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) thường cùng một lúc gây bệnh ở phổi và một số cơ quan khác. Biểu hiện lâm sàng của lao phổi ở bệnh nhân AIDS cũng rất đa dạng đôi khi hình ảnh X quang lại không điển hình. Cần phải tìm những tổn thương lao ngoài phổi như lao hạch, màng ngoài tim, tràn dịch…

Viêm phổi – phế quản mãn tính do Mycobacterium avium:

Bệnh diễn biến thường nặng và đưa tới tử vong do vi khuẩn gây viêm phổi, phế quản đồng thời gây bệnh cảnh ở đường tiêu hoá, tuỷ xương, hạch… Chẩn đoán phải dựa vào phân lập vi khuẩn từ đờm, tuỷ xương, máu hoặc phân (nếu có đi ỉa lỏng).

Viêm phổi – phế quản do nấm:

Thường là nấm Candida, Aspergillus… phát triển lan toả ở họng, phế quản hoặc gây viêm phổi kẽ, có thể phối hợp với viêm xoang hoặc viêm tuyến nước bọt.

Nhiễm khuẩn cơ hội ở hệ thống thần kinh

Viêm não to Toxoplasma:

Thường biểu hiện bằng dấu hiệu màng não – não. Bệnh nhân có rối loạn ý thức từ rối loạn trí nhớ tới u ám, bán hôn mê, hôn mê, xuất hiện những cơn co giật, hay gặp hội chứng thần kinh khu trú và hội chứng tăng áp lực nội sọ. Bệnh diễn biến nặng và tái phát nhiều lần tới tử vong. Chụp cắt lớp não có thể thấy một hay nhiều đám mờ trơn hoặc những đám vôi hoá – đó là những ổ khu trú tiến triển của Toxoplasma ở cơ quan.

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoforman:

Bệnh cảnh giống như viêm màng não lao. Bệnh nhân sốt cao, hội chứng màng não rõ, kèm theo rối loạn ý thức như: Lú lẫn, rối loạn tâm thần, nặng có thể hôn mê. Bệnh tiến triển nặng dần đến tử vong nếu không được điều trị, ngay cả khi điều trị đúng bằng Amphoterixin B nhiều bệnh nhân vẫn không qua khỏi. Chẩn đoán bệnh dựa vào soi và cấy dịch não tuỷ tìm thấy nấm Cryptococcus neoforman.

Viêm não do Cytomegalovirus (CMV):

Là viêm não tiến triển nặng làm cho bệnh nhân suy sụp nhanh và tử vong. Ngoài gây viêm não, CMV còn gây viêm phổi, viêm niêm mạc ống tiêu hoá, viêm võng mạc dẫn tới mù.

Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển:

Bệnh khả năng do Papovavirus gây nên. Biểu hiện triệu chứng rất đa dạng từ nhức đầu thường xuyên đến rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần…

Nhiễm khuẩn cơ hội ở đường tiêu hoá

Ỉa chảy do Cryptosporidium:

Nấm này xâm nhập vào các tế bào nội mô của niêm mạc đường tiêu hoá gây ra ỉa chảy giống như bệnh nhân tả. Bệnh nhân đi ỉa toé nước nhiều lần và kéo dài trong nhiều tuần dẫn tới rối loạn nước, điện giải, kiềm toan và suy kiệt rồi tử vong. Chẩn đoán xác định dựa vào soi phân thấy nấm.

Viêm niêm mạc đường tiêu hoá do Mycobacterium avium:

Vi khuẩn tác động trực tiếp lên niêm mạc ống tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột và dần dần làm teo các nhung mao ruột. Người bệnh bị đau bụng và ỉa chảy toé nước nhiều lần đồng thời kém hấp thu được thức ăn, do vậy dẫn tới suy kiệt rất nhanh chóng. Chẩn đoán xác định cũng bằng cấy phân tìm vi khuẩn.

Nhiễm khuẩn cơ hội ở da

Ở giai đoạn nhiễm trùng cấp tính: Có thể có ban dát đỏ hoặc ban sẩn dạng sởi… kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng cấp.

Các giai đoạn sau: có thể gặp các dạng tổn thương:

Ban sẩn hoặc viêm nang lông dạng trứng cá.

Ban hình cánh bướm giống như trong bệnh Luput ban đỏ và viêm da dầu.

Herpes simplex hoặc zona (Herpes zoster).

U mềm lây: Thường xuất hiện trên những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong giai đoạn muộn hoặc trong giai đoạn AIDS. Tổn thương là những sẩn sẫm mầu, kích thước không đều (đường kính từ 1-10 mm). Sẩn có lõm ở giữa và rải rác trên một diện rộng.

Sùi mào gà: Sùi mào gà là tổ chức da sùi lên ở vùng sinh dục và hậu môn. Tổn thương sùi mào gà do một loại virut thuộc nhóm Papovavirut gây ra, lây theo đường sinh dục. Sùi mào gà cũng phát triển trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS muộn hoặc AIDS.

Bạch sản dạng nhung mao (lông) ở miệng: Các đám bạch sản nổi gờ cao hơn một chút, giới hạn không rõ rệt, trên bề mặt nhăn nhúm và có những lông nhỏ xuất hiện ở lưỡi – nhất là hai bên bờ dưới lưỡi – ở những người đồng tính luyến ái.

Bệnh do nấm Candida ở miệng.

Hội chứng vàng móng tay (Yellownail Syndrom): ở bệnh nhân AIDS có thể thấy các móng tay chuyển sang màu vàng ở phần cuối, bề mặt móng có những gợn sóng dọc hoặc ngang và có thể có hiện tượng tiêu móng. Có tác giả nhận xét là ở bệnh nhân AIDS có hội chứng vàng móng tay thường có viêm phổi do Pneumocystis carinii.

Hội chứng giả viêm tắc tĩnh mạch đau buốt (Hyperalgesic Pseudo-thrombophlebitis Syndrom): Bệnh biểu hiện các triệu chứng giống như viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Viêm huyết quản do phức hợp miễn dịch (Immuno-complex vasculatis) kèm theo xuất huyết dưới da…

Các ung thư gặp trong AIDS

Sarcoma Kaposi:

Là ung thư thành mạch, chủ yếu là bạch mạch được biểu hiện bằng những u cục màu đỏ nổi lên trên mặt da, niêm mạc miệng, họng đường kính 1-2cm, không ngứa, không đau. Các tổn thương có thể gặp ở khắp các nơi và chúng phát triển nhanh. Người ta chia ra 4 độ:

Độ 1: Tổn thương da có giới hạn (dưới 10 tổn thương hoặc khu trú một vùng).

Độ 2: Tổn thương da lan tràn (trên 10 tổn thương và khu trú nhiều vùng).

Độ 3: Chỉ tổn thương ở nội tạng (hay gặp ở tiêu hoá, hạch bạch huyết).

Độ 4: Tổn thương cả ở ngoài da và nội tạng.

U lympho:

Là loại u ác tính thường thấy ở não, hạch, tuỷ xương, trong đó não là cơ quan hay gặp nhất và gây nên các hội chứng khu trú (liệt), rối loạn tâm thần, co giật và dẫn tới tử vong.

Các yếu tố và tiên lượng của bệnh HIV/AIDS

Trung bình từ khi nhiễm HIV đến tiến triển thành AIDS kéo dài 10 – 12 năm. Tuy nhiên một số bệnh nhân nhanh chóng tiến triển từ AIDS chỉ trong vòng vài tháng. Một số khác (khoảng 5%) sau trên 15 – 20 năm vẫn không thấy tiến triển thành AIDS và tế bào TCD4 vẫn không giảm.

Các yếu tố tiên lượng về lâm sàng

Những bệnh nhân nhiễm Candida miệng thường có nguy cơ mắc viêm phổi do P. carinii.

Những bệnh nhân bị bạch sản lông ở miệng và zona thường có nguy cơ tiến triển bệnh.

Bệnh nhân nam luyến ái đồng giới có bệnh lý hạch toàn thân zona, tưa, bạch sản lông và triệu chứng toàn thân có tỷ lệ phát triển thành AIDS sau 2 năm theo thứ tự là 22%, 25%, 39, 42 và 100%. Trong khi đó các bệnh nhân không có triệu chứng chỉ có 16% sau 2 năm phát triển thành AIDS.

Các yếu tố tiên lượng về xét nghiệm

Số lượng tế bào TCD4 là yếu tố đánh giá tiên lượng rõ rệt nhất. Số lượng TCD4 giảm nhanh có nguy cơ tiến triển thành AIDS càng cao. Bệnh nhân giảm > 7% số lượng TCD4 trong một năm có nguy cơ cao 35 lần tiến triển thành AIDS so với bệnh nhân có TCD4 ổn định.

Những bệnh nhân có lượng virut cao (HIV – RNA) hoặc kháng nguyên P24 cao trong huyết thanh cũng có nguy cơ tiến triển AIDS nhanh hơn. Mellors và CS đã theo dõi tiến triển của người nhiễm HIV trong 6 năm ở một số lớn bệnh nhân, nhận thấy:

Nếu nồng độ HIV £ 500 copi/ml thì 5,4% chuyển = AIDS.

Nếu nồng độ HIV £ 500 – 3000 copi/ml thì 16,6% chuyển = AIDS.

Nếu nồng độ HIV £ 3000 – 10.000 copi/ml thì 55,2% chuyển = AIDS.

Nếu nồng độ HIV >30.000 copi/ml thì 80% chuyển = AIDS.

Chẩn đoán xét nghiệm HIV

Hiện nay có nhiều kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV

Các kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV: Serodia, ELISA,Western Blot, ngưng kết Latex, miễn dịch phóng sạ (RIA), miễn dịch huỳnh quang (IFA)… Trong các kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV, người ta chia ra loại xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm xác định (như Western Blot)

Các xét nghiệm phát hiện HIV và kháng nguyên HIV

Phân lập HIV, phát hiện kháng nguyên P24, PCR (phát hiện HIV – RNA). Các kỹ thuật này cần có các labo rất hiện đại nên khó thực hiện được.

Hiện nay, ở nước ta chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV. Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhiễm HIV/AIDS” của Bộ y tế 5/2000, quy định xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở nước ta hiện nay như sau:

Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV đối với người lớn và trẻ em ³ 18 tháng tuổi

Một mẫu máu được gọi là kháng thể HIV dương tính khi cả ba lần xét nghiệm với ba loại sinh phẩm có chế phẩm kháng nguyên khác nhau và các nguyên lý phản ứng khác nhau đều dương tính.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi

Trẻ em < 18 tháng tuổi khi kháng thể kháng HIV (+) cần được gửi mẫu huyết thanh về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm kháng nguyên P24 hoặc kỹ thuật PCR.

Điều trị nhiễm HIV/AIDS

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

Hiện nay chúng ta chưa có điều kiện để đo nồng độ vi rút trong huyết thanh, do đó mọi quyết định điều trị dựa vào các biểu hiện lâm sàng và số lượng tế bào CD4 trong máu.

Bệnh viện (cơ sở điều trị) thực hiện điều trị người nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức theo dõi và quản lý tốt người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

Phương hướng điều trị

Điều trị nhằm mục tiêu

Điều trị kháng retrovirus (kháng HIV).

Điều trị chống nhiễm trùng cơ hội.

Chăm sóc, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

Điều trị kháng Retrovirus.

Các nhóm thuốc điều trị kháng retro vi rút hiện nay: (3 loại)

Nhóm nucleoside ức chế men sao chép ngược (nucleosidereverse transcriptase inhibitors – NRTLs), các thuốc thuộc nhóm này gồm: Zidovudine (ZDV, AZT); Didanosine (ddI); Lamivudine (3TC); Zalcitabile (ddC); Stavudine (Zerit, d4T)…

Nhóm không phải nucleoside ức chế men sao chép ngược (non – nucleoside reverse transcriptase inhibitors – NNRTLs), các thuốc thuộc nhóm này gồm: Nevirapine (Viramune); Delaviridine; Loviride…

Nhóm ức chế protease (protease inhibitors – Pis), các thuốc thuộc nhóm này gồm: Indinavir (Crixivan); Nelfinavir; Ritronavir; Saquinavir…

Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị những người nhiễm HIV

Tiến hành điều trị khi:

Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng, bao gồm: nhiễm nấm candida tái phát ở niêm mạc, bạch sản dạng lông ở lưỡi, sốt kéo dài trên 1 tháng, tiêu chảy kéo dài, gầy sút cân. v.v…

Nhiễm HIV không có triệu chứng lâm sàng nhưng số lượng tế bào CD4 < 500/mm3 máu.

Nhiễm HIV không có triệu chứng lâm sàng và số lượng tế bào CD4 > 500/mm3 máu. Nếu có điều kiện đo được nồng độ virut HIV trong máu thì tiến hành điều trị cho:

Người bệnh có 30.000 – 50.000 bản sao/mm3 hoặc

Người bệnh có TCD4 giảm nhanh mặc dù chỉ có 5.000 – 10.000 bản sao/mm3.

Kết hợp 2 loại thuốc

Dùng cho những người nhiễm HIV có các biểu hiện lâm sàng, những người mà số lượng CD4 từ 200 – 499 tế bào/mm3; lượng RNA từ 5.000 – 10.000 sao chép/mm3(bDNA), dùng một trong những cách kết hợp sau:

Zidovudine + Lamivudine:

Zidovudine 600 mg/ngày chia 3 lần uống (cách 6 giờ uống một lần).

Lamivudine 300 mg/ngày chia 2 lần uống.

Hiện nay thuốc kết hợp 2 loại này là combivir (1 viên gồm có Lamivudine 150 mg và Zidovudine 300 mg; ngày uống 2 viên)

Didanosine + Stavudine:

Didanosine 250 mg/ngày chia 2 lần uống 1/2 giờ trước khi ăn.

Stavudine 80 mg/ngày chia 2 lần.

Zidovudine + Didanosine:

Zidovudine 600 mg/ngày chia 3 lần uống.

Didanosine 250 mg/ngày chia 2 lần uống 1/2 giờ trước khi ăn.

Kết hợp 3 loại thuốc

Áp dụng cho những người nhiễm HIV mà có các bệnh chỉ điểm (lâm sàng loại C theo phân loại của CDC) hoặc tế bào CD4 dưới 200 tế bào/mm3 hoặc RNA của HIV trên 10.000 sao chép/mm3, có thể áp dụng 1 trong những cách kết hợp sau:

Combivir + Indinavir:

Combivir ngày uống 2 viên

Indinavir 2400 mg/ngày chia 3 lần, 8 giờ uống 1 lần; uống 1 giờ trước ăn hoặc 2 giờ sau ăn; uống nhiều nước.

Zidovudine + Didanosine + Indinavir:

Zidovudine 600 mg/ngày.

Didanosine 250 mg/ngày.

Indinavir 2400 mg/ngày.

Zidovudine + Zalcitabine + Indinavir:

Zidovudine 600 mg/ngày.

Zalcitabine: Viên 0,75 mg ngày uống 3 viên cách nhau 8 giờ, tránh dùng cùng với thuốc kháng acit hoặc thuốc có albumin.

Indinavir 2400 mg/ngày.

Stavudine + Lamivudine + Indinavir:

Stavudine + Didanosine+ Indinavir:

Ghi chú: Liều dùng các thuốc ức chế protease: indinavir: 2400 mg/ngày; saquinavir: 1800 mg/ngày, chia 3 lần uống trong ngày; ritonavir: 1200 mg/ngày, chia 2 lần uống trong ngày.

Tương tác thuốc

Trong khi điều trị không dùng kết hợp các thuốc như:

Zidovudine + stavudine.

Didanosine + zalcitabine.

Stavudine + zalcitabine.

Zalcitabine + lamivudine.

Vì kết hợp theo các công thức trên sẽ làm gia tăng độc tính của thuốc.

Tương tác giữa thuốc chống retro virut và thuốc nhiễm trùng điều trị cơ hội:

Zidovudine:

Tăng độc tính khi dùng chung với co-trimoxazol, acyclovir, ganciclovir, interferon alpha, fluconazol, amphotericin B, flucytosin, vincristin, probenecid, nếu cần thiết kết hợp với các thuốc trên thì phải theo dõi chức năng thận, công thức máu, và nếu cần thì giảm liều thuốc.

Những thuốc làm giảm nồng độ zidovudine là rifampin, trimethoprim, ribavirin, indomethacin:

Didanosine:

Làm giảm hấp thụ của ketoconazol, intaconazol, dapson, tetracyclin, fluoroquinolon, do đó nên dùng Didanosine 6 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên.

Khi dùng với các thuốc lợi tiểu thiazide, furosemid, với các thuốc azathioprin, methyldopa, pentamidin, oestrogen, sẽ tăng nguy cơ viêm tuỵ.

Khi dùng với các thuốc dapson, ethambutol, INH, metronidazol, nitrofurantoin, vincristin, Zalcitabine có thể tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh ngoại biên. Không dùng Didanosine khi đang điều trị rifampicin.

Zalcitabine:

Dùng với các thuốc dapson, ethambutol, INH, metronidazol, nitrofurantoin, vincristin, phenytoin có thể tăng độc tính gây bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Dùng với các thuốc pantamidin, rượi, Didanosine có thể làm tăng nguy cơ viêm tuỵ.

Lamivudine:

Tăng tác dụng Lamivudine khi dùng co-trimoxazol.

Indinavir:

Các thuốc rifampin làm giảm nồng độ indinavir, nên không dùng kết hợp.

Thuốc ketoconazol làm tăng tác dụng indinavir, do đó khi dùng kết hợp phải làm giảm liều indinavir (600 mg/lần), 3 lần, cách 8 giờ một lần).

Ritonavir:

Chống chỉ định dùng cùng với các thuốc như giảm đau: mephidin, piroxicam (Feldene), propoxyphen (darvon); các thuốc an thần ciozapine; các thuốc chống loạn nhịp như quinidine, amiodazon, encainid; các thuốc chống trầm cảm như bupropion; các thuốc an thần như diazepam, clorazepat, midazolam (versed) trizolam (halcion) thuốc chống mycobacterium hư rifabutin.

Saquinavir:

Các thuốc kết hợp sẽ làm giảm nồng độ saquinavir như rifampin, rifabutin phenobarbital, dexamethason, carbamazepin, phenytoin

Các thuốc làm tăng nồng độ saquinavir như fluconazol (tăng mức saquinavir tới 150%), itraconazol, ritonavir, indinavir.

Phản ứng độc hại của thuốc

Khi dùng thuốc kháng vi rút, cần phải chú ý đến phản ứng có hại của thuốc và khi có phản ứng này cần phải thay thế bằng thuốc khác hoặc tạm thời ngừng thuốc.

Phản ứng độc hại của zidovudine (azidothymidin):

Phổ biến

Ít phổ biến

Hạ bạch hầu

Thiếu máu

Nôn

Mệt mỏi

Mất ngủ

Tăng sắc tố da

Bệnh về cơ: yếu cơ, teo cơ

Bệnh lý về thần kinh ngoại biên

Loét thực quản

Sốt

Co giật

Khi điều trị bằng zidovudine cần phải làm công thức máu một tháng 1 lần:

Nếu bạch cầu hạt hạ dưới 1000/mm3 thì ngừng thuốc cho số lượng bạch cầu trở lại bình thường thì tiếp tục dùng thuốc lại. Hạ bạch cầu hạt trung tính do zidovudine ức chế tuỷ xương, làm giảm tế bào tuỷ xương.

Nếu thiếu máu, giảm hemoglobine dưới 8g/100 ml thì ngừng điều trị zidovudine. Hàng tuần theo dõi số lượng hemoglobine trong máu, khi nào hemoglobine trở về bình thường thì tiếp tục điều trị bằng zidovudine

Nếu xuất hiện bệnh về cơ, teo cơ, yếu cơ làm đi lại khó khăn thì tạm thời ngừng thuốc hoặc thay bằng thuốc khác .

Nếu nôn nặng thì tạm thời ngừng thuốc cho đến khi hết nôn, sau đó dùng thuốc lại hoặc thay bằng thuốc khác.

Phản ứng độc hại của didanosine:

Phổ biến

Ít phổ biến

Tiêu chảy

Tăng amylase

Bồn chồn

Nhức đầu

Mất ngủ

Viêm tuỵ

Nôn

Tăng transaminase máu

Giảm bạch cầu hạt

Thiếu máu

Phát ban

Viêm tuỵ: Khi dùng thuốc didanosine mà thấy đau bụng, nôn, thì cần phải xét nghiệm amylase huyết thanh, nếu amylase tăng cao thì tạm thời ngừng thuốc hoặc thay bằng thuốc khác.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên như đau, tê bì ở chân, mất phản xạ, nếu nặng có thể tổn thương vận động. Khi có dấu hiệu tê bì, đau thì tạm thời dừng thuốc hoặc thay bằng thuốc khác.

Nếu dùng kéo dài có thể làm tăng acid uric máu, do đó cần xét nghiệm acit uric.

Phản ứng độc hại của zalcitabine:

Phổ biến

Ít phổ biến

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Viêm miệng

Phát ban

Thiếu máu

Giảm bạch cầu trung tính

Mệt mỏi

Nhức đầu

Viêm tuỵ

Nôn

Tiêu chảy

Tăng men transaminase máu

Phản ứng độc hại của lamivudine:

Nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bạch cầu trung tính hạ, men transaminase tăng, viêm tuỵ.

Phản ứng độc hại của stavudine:

Bệnh lý thần kinh ngoại biên khi điều trị kéo dài, thiếu máu, bạch cầu giảm, viêm tuỵ, nhức đầu, men transaminase tăng.

Phản ứng độc hại của stavudine:

Phổ biến

Ít phổ biến

Tăng bilirubin gián tiếp

Sỏi thận, đái máu (do đó hàng ngày khi uống thuốc cần uống nhiều nước).

Tăng transaminase

Nhức đầu

Buồn nôn

Mệt mỏi

Mất ngủ

ù tai

Nhìn mờ

Tiêu chảy

Phát ban

Hạ tiểu cầu

Phản ứng độc hại của saquinavir:

Đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, vàng da, men transminase tăng, phát ban đôi khi co giật lú lẫn.

Phản ứng độc hại của ritonavir:

Nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, giản mạch, viêm họng, tăng transaminase, tăng cholesterol máu, tăng triglycerid.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Tác nhân

Phác đồ thuốc ưu tiên

Phác đồ thuốc thay thế

1. Vi khuẩn

Campylobacter Jejuni

Erythromycine 2g/ngày chia làm 4 lần, uống trong 5 ngày

Ciprofloxacine 1g/ngày chia 2 lần dùng trong 5 ngày hoặc Nofloxacine 800mg/ngày chia 2 lần, uống, dùng trong 5 ngày

Clamydia trachomatis

Erythomycine 2g/ngày chia làm 4 lần, dùng trong 7 ngày hoặc Ofloxacine 300mg/ngày, dùng trong 7 ngày.

Doxycycline 200mg/ngày chia 2 lần, dùng trong 7 ngày.

Vi khuẩn lao

(Mycobacterium tuberculosis)

INH 5mg/kg

Rifampicin 10 mg/kg

Ethmbutol 15 – 20 mg/kg

Pyrazinamid 20 – 30 mg/kg

Mycobacterium avium complex (MAC)

Clarithromycin 1g/ngày chia 2 lần, kết hợp với ethambutol 15mg/kg/ngày

Rifabutin 300 mg/ngày kết hợp với ethambutol 15 mg/ngày

Salmonella

Ciprofloxacin 1 gam/ngày chia 2 lần, uống trong 7 – 14 ngày

Nếu phân lập chủng nhạy cảm với ampicillin hoặc co-trimoxazol thì dùng ampicillin 2g/ngày chia 2 lần hoặc Cotrimoxazol (viên 480 mg) ngày uống 4 viên

2. Nhiễm trùng do nấm

Aspergillus

(nhiễm nấm phổi)

Amphotericin B 0,8mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng

Itraconazol 200 mg/ngày chia 2 lần uống

Candida albicans họng

Fluconazol 100 mg/ngày dùng trong 10 – 14 ngày

Itraconazol 200 mg/ngày chia 2 lần uống dùng 10 đến 14 ngày

Cryptococciis neoformans (viêm màng não)

Amphotericin B 0,8mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10 – 14 ngày, rồi sau đó dùng fluconazol 400 mg uống 2 lần 1 ngày trong 2 ngày, sau đó giảm xuống 400 mg/ngày dùng trong 10 – 14 tuần

Fluconazol 400 mg/ngày uống trong 10 – 14 tuần rồi điều trị duy trì 200 mg/ngày hoặc fluconazol 400 mg/ngày kết hợp với flucytosin 100 mg/kg/ngày

Histoplasma capsulatum

Amphotericin B 0,8mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10 – 14 ngày sau đó dùng itraconazol 400 mg/ngày, dùng trong 3 ngày rồi giảm xuống 200 mg/ngày

Itraconazol 300 mg uống 2 lần/ngày dùng trong 3 ngày sau đó giảm xuống 100 mg/ngày

Penicillium marneffei

Amphotericin B 0,7 – 1mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10 – 14 ngày rồi dùng itraconazol 400 mg/ngày uống trong 4 tuần, sau đó duy trì 200 mg/ngày

Itraconazol 300 mg uống 2 lần/ngày dùng trong 3 ngày sau đó 400 mg/ngày dùng trong 12 tuần

3. Nhiễm ký sinh trùng

Trichomonas vaginalis

Metronidazol 2 gam uống 1 liều duy nhất

Metronidazol 0,5 gam uống 2 lần/ngày trong 7 ngày

Pneumocystis carinii (PCP)

Sulfamethoxazol 75 mg/kg/ngày kết hợp với Trimethoprim 15 mg/kg/ngày chia 3 lần uống trong 3 – 4 tuần

Trimethoprim 5 mg/kg/ngày kết hợp với dapson 100 mg/ngày dùng trong 21 ngày hoặc pentamidin 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 21 ngày hoặc clindamycin 600 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 300 mg uống cách nhau 8 giờ một lần kết hợp với uống primaquin 15 mg/ngày dùng trong 21 ngày

Izopora belli

Cotrimoxazol (viên 480 mg) ngày uống 4 viên, chia làm 4 lần uống trong 10 ngày sau đó uống 2 viên/ngày, uống trong 3 tuần

Pyrimethamin 75 mg/ngày kết hợp với axit folinic 5 – 10 mg/ngày uống trong 3 tuần

Toxoplasma gondii

Pyrimethamin 50 mg/ngày kết hợp với sulfadiazin 1g/ngày chia 2 lần và axit folinic 10 – 20 mg/ngày dùng trong 8 tuần

Pyrimethamin 50 mg/ngày kết hợp với axit folinic 10 – 20 mg/ngày và clindamycin 2 g/ngày dùng trong 8 tuần hoặc Sulfamethoxazol 800 mg Trimethoprim 160 mg và (viên Co-trimoxazol viên 960 mg) ngày 4 viên uống trong 8 tuần, sau đó duy trì mỗi ngày 1 viên

4. Nhiễm vi rút

Zona

Acyclovir 30 mg/kg/ngày tiêm TM hoặc 800 mg uống 5 lần/ngày trong 10 ngày hoặc famciclovir 500 mg uống 3 lần/ngày hoặc Valacyclovir 1g uống 3 lần/ngày x 7 – 10 ngày

Foscarnet 40 mg/kg truyền tĩnh mạch, cách nhau 8 giờ/lần trong 2 – 3 tuần

Herpes

Acyclovir 400 mg uống 3 lần/ngày, trong 7 – 10 ngày hoặc Acyclovir 5 mg/kg truyền tĩnh mạch cách 8 giờ 1 lần, dùng trong 10 ngày

Famciclovir 250 mg uống 3 lần/ngày trong 7 – 10 ngày hoặc Foscarnet 40 mg/kg truyền tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, trong 21 ngày

Cytomegalovirut (CMV)

Foscarnet 60 mg/kg truyền tĩnh mạch, cách nhau 8 giờ/lần dùng trong 14 – 21 ngày hoặc gancyclovir 5 mg/kg truyền 2 lần/ngày dùng trong 14 – 21 ngày

Điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp

Nguyên tắc chung

Tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người HIV (+).

Cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng; 3 tháng và 6 tháng.

Tổn thương không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da.

Đánh giá mức độ phơi nhiễm và xử trí vết thương tại chỗ

Đánh giá tính chất phơi nhiễm:

Kim đâm:

Cần xác định vị trí tổn thương.

Xem kích thước kim đâm (nếu kim to và rỗng thì nguy cơ lây nhiễm cao).

Xem độ sâu của vết kim đâm.

Nhìn thấy chảy máu khi bị kim đâm.

Vết thương do dao mổ, do ống nghiệm đựng máu, chất dịch của bệnh nhân nhiễm HIV bị vỡ đâm vào da:

Cần xác định độ sâu và kích thước của vết thương.

Da bị tổn thương từ trước và niêm mạc:

Da có các tổn thương do: Tràm, bỏng hoặc bị viêm loét từ trước.

Niêm mạc mắt hoặc mũi họng.

Xử trí ngay tại chỗ

Da: Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng dung dịch Dakin hoặc nước Javel pha loãng 1/10 hoặc cồn 700, để tiếp xúc nơi bị tổn thương ít nhất 5 phút.

Mắt: Rửa mắt với nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%), sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút.

Miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%).

Điều trị dự phòng

Thời gian điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2 – 3 giờ sau khi xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày.

Nếu tổn thương chỉ xây xước da không chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp 2 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

Nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì phối hợp 3 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Điều trị phụ nữ mang thai nhiễm HIV để phòng lây nhiễm từ mẹ sang con

Điều trị phụ nữ mang thai nhiễm HIV với mục đích làm giảm lây nhiễm từ mẹ sang con, nếu người mẹ và gia đình sau khi được tư vấn vẫn muốn giữ thai.

Điều trị trước và trong khi đẻ:

Tuỳ điều kiện có thể lựa chọn một trong hai phác đồ sau:

Phác đồ sử dụng Nevirapine.

Chỉ định: Khi bắt đầu chuyển dạ thực sự hoặc trước khi mổ lấy thai.

Điều trị: Uống một lần duy nhất 1 viên nevirapine 200 mg.

Theo dõi cuộc chuyển dạ và tiếp tục đỡ đẻ như bình thường.

Phác đồ sử dụng Zidovudine:

Zidovudine 600 mg/ngày, chia 2 lần, uống bắt đầu từ tuần thai thứ 36 đến khi chuyển dạ. Trong trường hợp thai phụ đến muộn (sau tuần thứ 36), cũng cho uống với liều trên cho đến khi chuyển dạ.

Trong khi chuyển dạ đẻ tiếp tục dùng zidovudine 300 mg/lần, cứ 3 giờ cho uống 1 lần đến lúc cặp và cắt dây rốn thì ngừng uống thuốc.

Cần cho thêm thuốc chống thiếu máu bằng cách bổ sung viên sắt hoặc axit folic.

Nếu người mẹ có nhiễm trùng cơ hội kèm theo thì điều trị như những người bệnh nhiễm trùng cơ hội khác hoặc gửi đi khám chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc đúng và hợp lý.

Các điểm cần thực hiện khi đỡ đẻ

Đối với sản phụ:

Đảm bảo tuyệt đối khi đỡ đẻ.

Lau âm đạo nhiều lần bằng bông tẩm dung dịch Chlorurede Benzalkonium hay Chlorhexidine 0,2%.

Không cạo lông vùng vệ.

Chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa.

Tư vấn cho người mẹ về lợi ích của việc nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện, để giảm bớt nguy cơ lây truyền bệnh.

Đối với trẻ mới sinh

Không đặt điện cực vào đầu thai nhi.

Không lấy máu da đầu thai nhi làm pH.

Tắm cho trẻ ngay sau khi sinh.

Ngay sau khi trẻ được sinh ra, cán bộ y tế buồng đẻ phải thông báo cho khoa Nhi để trẻ được chăm sóc đặc biệt tại 2 khoa Sản và Nhi của bệnh viện.

Điều trị sau khi sinh

Điều trị cho con:

Nếu người mẹ uống nevirapine thì cho con uống duy nhất một lần xi-rô nevirapine 2 mg/kg cân nặng, trong vòng 72 giờ sau khi sinh.

Nếu người mẹ uống zidovudine thì cho con uống xi-rô zidovudine 2 mg/kg/6 giờ, bắt đầu khoảng 8 – 10 giờ sau khi sinh, kéo dài trong 6 tuần. Trường hợp không có xi-rô zidovudine thì sử dụng xi-rô nevirapine như phần 3.1.1.

Điều trị cho mẹ:

Nếu cần thiết và có điều kiện, sẽ áp dụng điều trị đặc hiệu theo 1 trong các phác đồ đã giới thiệu ở phần B.

Các chỉ định đình chỉ thai nghén

Với những thai còn nhỏ (dưới 3 tháng), sau khi được tư vấn, nếu thai phụ và gia đình đồng ý phá thai thì giải quyết hút hay nạo thai theo tuổi thai. Những trường hợp này sẽ được thực hiện ở nơi có cơ sở phẫu thuật (có bác sỹ chuyên khoa sản, phòng mổ).

Sau khi phá thai, tiếp tục điều trị như các trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV khác.

Nếu thai phụ muốn giữ thai thì y tế cơ sở nên gửi đến khoa sản bệnh viện tỉnh hoặc tuyến kỹ thuật cao hơn để được quản lý.

Điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Điều trị kháng Retrovirus

Chỉ định:

Trẻ nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng theo phân loại A, B, C.

Trẻ nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch theo phân loại 2, 3 (phân loại dựa vào lympho CD4).

Trẻ sinh ra ở người mẹ HIV (+) trong 6 tuần sau sinh, trong khi chờ làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Chế độ điều trị:

Điều trị bằng 1 loại thuốc zidovudine.

Trẻ từ 0 – 6 tuần tuổi.

Xi-rô zidovudine 2 mg/kg/6 giờ, bắt đầu khoảng 8 – 10 giờ sau khi sinh.

Điều trị bằng kết hợp thuốc cho trẻ dưới 13 tuổi

Phương pháp kết hợp thuốc như hướng dẫn ở phần trên, liều lượng thuốc dùng như sau:

Zidovudine: 5 mg/kg uống 3 – 4 lần/ngày.

Didanosine: 5 mg/kg dùng 3 – 4 lần/ngày.

Zalcitabine: 0,01 mg/kg x 3 lần/ngày.

Lamivudine: 4 mg/kg x 2 lần/ngày.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội thường gặp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Viêm phổi do pneumocystis carinii:

Trimethoprim 20 mg/kg/ngày + sulfamethoxazol 100 mg/kg/ngày, 14 – 21 ngày

Viêm phổi do Cryptococcus:

Amphotericin B: 0,25 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch sau tăng lên 0,5 mg/kg/ngày, trong 6 tuần.

Lao phổi hoặc lao toàn thể:

Theo hướng dẫn tại phần E.

Viêm phổi do Cytomegalovirus:

Ganciclovir 5 mg/kg/lần, 2 lần/ngày, 14 – 21 ngày.

Viêm phổi do các vi khuẩn thường gặp như Hemophilus influenzae, S.pneumoniae, Klebsiella… Chọn kháng sinh thích hợp.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá:

Nấm candida miệng – hầu.

Nystatin (Myconistine) tại chỗ.

Herpes simplex gây loét miệng, hậu môn.

Acyclovir: 5 mg/kg/lần, 3 lần/ngày, 5 – 14 ngày, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Viêm ruột do Salmonella, Shigella, Campylobacter:

Hồi phục nước, điện giải.

Dinh dưỡng.

Kháng sinh thích hợp.

Nhiễm khuẩn da:

Herpes zoster:

Acyclovir 5 – 10 mg/kg/lần, 3 lần/ngày, dùng trong 7 ngày, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Do vi khuẩn, nấm: Chọn kháng sinh thích hợp.

Nhiễm trùng thần kinh:

Viêm màng não do Cryptococcus. Amphotericin B: 0,25 – 0,5 mg/kg/ngày, dùng trong 6 tuần.

Toxoplasma ở não. Pyrimethamin 25 – 50 mg/ngày kết hợp với sulfadiazin 150 mg/kg/ngày kết hợp với sulfadiazin 150 mg/kg/ngày, thời gian 3 – 6 tuần.

Điều trị các bệnh khác

Điều trị người bệnh lao/HIV/AIDS

Điều trị nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn này kết hợp với điều trị lao.

Hướng dẫn điều trị cho những người bệnh lao nhiễm HIV theo công thức:

2HRZE/ 6HE.

Hai tháng điều trị tấn công hàng ngày với 4 thuốc: izoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), và ethambutol (E). Sáu tháng điều trị củng cố bằng 2 thuốc izoniazid và ethambutol hàng ngày. Liều như sau:

Isoniazid (H): 5 mg/kg.

Rifampicin (R): 10mg/kg.

Pyrazinamid (Z): 25 mg/kg.

Ethambutol (E): 15 mg/kg.

Nếu đảm bảo tốt các quy trình chống lây nhiễm, có thể sử dụng các phác đồ giống như những người bệnh lao không nhiễm HIV, đó là:

2SHRZ/ 6HE chỉ định cho những trường hợp mới phát hiện:

Hai tháng đầu dùng 4 loại thuốc streptomycin (S) 15 mg/kg, izoniazid, rifampicin, pyrazinamid hàng ngày, liều như trên.

Sáu tháng sau dùng 2 loại thuốc izoniazid và ethambutol hàng ngày, liều như trên.

2SHRZE/ 1HRZE/ 5H3R3E3 chỉ định cho những trường hợp tái phát sau điều trị theo các công thức:

Hai tháng đầu dùng 5 loại thuốc: Streptomycin, izoniazid, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol hàng ngày, liều như trên.

Tháng thứ 3 dùng 4 loại thuốc: izoniazid, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol hàng ngày, liều như trên.

Năm tháng tiếp theo dùng 3 loại thuốc: izoniazid, rifampicin, ethambutol 3 lần trong một tuần. Liều như sau:

Isoniazid (H): Liều cách quãng 3 lần/tuần: 10 mg/kg.

Rifampicin (R): 10 mg/kg/24 giờ.

Ethambutol (E): Liều cách quãng 3 lần/tuần: 30 mg/kg.

Những điểm cần chú ý

Cán bộ y tế phải giám sát trực tiếp điều trị trong 2 tháng đầu.

Không chỉ định streptomycin để điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV để tránh lây nhiễm HIV qua đường tiêm. Tuy nhiên nếu có điều kiện dùng bơm kim tiêm một lần, thì có thể sử dụng streptomycin vì streptomycin là thuốc diệt khuẩn rất tốt cho điều trị ở giai đoạn đầu.

Không chỉ định thiacetazon (T) để điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV vì có nguy cơ gây nhiều phản ứng phụ, thậm chí có thể gây tử vong.

Những công thức có streptomycin hay thiacetazon được thay bằng ethambutol.

Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Điều trị nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn này kết hợp với điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Qui định chuyên môn về xử lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

Quản lý người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS

Với người nhiễm HIV:

Cơ quan y tế các cấp, bệnh viện, bệnh xá cần nắm vững danh sách những người nhiễm HIV (+) thuộc tuyến đơn vị mình quản lý.

Người nhiễm HIV cần được tư vấn khuyên bảo của nhân viên y tế.

Người nhiễm HIV cần được quản lý, không được cho máu, cho các tổ chức cơ quan phủ tạng, tinh dịch. Khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su.

Người nhiễm HIV không cần phải điều trị nội trú nhưng cần được kiểm tra định kỳ (3 – 6 tháng 1 lần) để phát hiện sớm bệnh AIDS. Có thể điều trị ngoại trú.

Vợ hoặc chồng của người nhiễm HIV cần được kiểm tra về HIV.

Với bệnh nhân AIDS hoặc nghi ngờ bị AIDS:

Những người nhiễm HIV cần được kiểm tra định kỳ (3 – 6 tháng 1 lần) để phát hiện sớm AIDS.

Người nhiễm HIV có triệu chứng nghi ngờ AIDS đều phải:

Được các chuyên viên của Tiểu ban lâm sàng AIDS khám.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ AIDS thì:

Kiểm tra HIV nếu chưa làm.

Kiểm tra CD4 CD8.

Kiểm tra các bệnh cơ hội.

Trước mắt, mọi bệnh nhân nghi ngờ AIDS phải đưa vào bệnh viện để xác định chẩn đoán, nếu loại trừ AIDS sẽ trả về cơ sở điều trị cũ chăm sóc như bệnh nhân thông thường.

Bệnh nhân AIDS phải được tư vấn để bệnh nhân yên tâm không bi quan.

Bệnh nhân AIDS cần được để buồng riêng, khu riêng ở Khoa truyền nhiễm.

Khi có trường hợp nhiễm HIV phải báo cáo ngay lên cơ quan quản lý cấp trên và uỷ ban phòng chống AIDS.

Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc

Bệnh nhân AIDS, người nhiễm HIV khi vào điều trị nội trú cần để ở buồng riêng, khu riêng ở Khoa truyền nhiễm. Mọi dụng cụ sinh hoạt cũng như dụng cụ chuyên môn phải được dùng riêng.

Cần hạn chế bệnh nhân tiếp xúc với người bệnh khác khi không cần thiết. Chú ý cách ly để ngăn ngừa sự lây lan chứ không cách ly người bệnh.

Khuyến khích thân nhân đến chăm sóc người bệnh.

Không có chỉ định dùng riêng sách báo, bàn ghế, bát đũa.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân:

Có nhân viên chuyên trách.

Đi găng tay khi tiếp xúc với máu và các bệnh phẩm khác. Găng tay dùng một lần.

Khi bị sây sát da hoặc nhiễm bệnh phẩm có máu dính vào phải rửa tay ngay bằng xà phòng, hoặc cồn 700 hoặc cồn iode.

Không thổi ngạt bằng miệng – miệng.

Thân nhân chăm sóc bệnh nhân phải được phép của chuyên môn:

Người chăm sóc cần được đi găng, đeo khẩu trang như nhân viên.

Những người chăm sóc và nhân viên y tế trực tiếp phục vụ mà đang thai phải hết sức chú ý.

Nhân viên trực tiếp phục vụ bệnh nhân, thân nhân chăm sóc:

Phải được định kỳ kiểm tra HIV.

Ngăn ngừa lây truyền HIV sang đối tượng khác trong cơ sở điều trị

Sử dụng máu và các chế phẩm của máu:

Hạn chế tối đa truyền máu và các dịch thay thế máu.

Kiểm tra HIV của người cho máu.

Chấp hành nghiêm túc các quy định của phòng truyền máu.

Cấm dùng máu, mô, cơ quan, tinh dịch, nhau thai của người nhiễm HIV.

Sử dụng các dụng cụ trong chẩn đoán và điều trị

Hạn chế tiêm truyền cho bệnh nhân, khi cần phải dùng bơm tiêm sử dụng một lần. Không dùng bấm tự động để lấy máu (dụng cụ dùng cho nhiều người). Khi dùng pipet lấy máu phải dùng quả bóp, không dùng miệng hút. Không dùng kim châm cứu cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Sàn nhà, mặt bàn bị thấm chất bài tiết của bệnh nhân hoặc máu thì phải đổ thuốc sát trùng phủ kín chỗ đó rồi lau sạch bằng vải hoặc giấy thấm, sau đó cọ rửa bằng xà phòng.

Đồ vải mà bệnh nhân sử dụng phải được thu lại rồi bỏ vào trong túi nilon và xử lý bằng hoá chất 20 phút trước khi gửi xuống nhà giặt.

Bông, băng, gạc sau mỗi lần dùng đều phải đem đốt không hấp lại.

Lấy bệnh phẩm và vận chuyển bệnh phẩm

Chỉ có nhân viên được giao trách nhiệm mới được lấy máu xét nghiệm HIV.

Phải có lọ đựng bệnh phẩm riêng

Khi lấy máu dùng quả bóng bóp, không dùng miệng hút.

Bệnh phẩm được để trong hộp kín có nắp đậy chắc chắn khi vận chuyển.

Các thông tin về người xét nghiệm phải được giữ bí mật.

Xử lý và khám nghiệm tử thi

Ở khoa lâm sàng:

Rửa tử thi bằng Na hypochlorite 0,5% (thực tế rất khó thực hiện). Nhét bông vào các lỗ tự nhiên.

Bọc tử thi bằng vải niệm trắng, bọc nilon vàng ở ngoài.

Đưa tử thi vào túi nilon bịt kín.

Xe cáng thi hài phải trải nilon, sau đó nilon để lại nhà xác.

Nhân viên làm công tác tử sĩ: đội mũ, khẩu trang, đeo găng, đi ủng, quần áo công tác.

Ở khoa giải phẫu bệnh lý:

Không mổ tử thi bệnh nhân AIDS.

Hoá thân hoàn vũ là tốt nhất.

Nếu cần mổ tử thi thì:

Vải niệm và nilon vàng mở ra trên bàn mổ.

Nhân viên mổ xác có quần áo riêng.

Mổ xong bọc thi hài bằng vải niệm trắng và nilon vàng, cho vào túi nilon trong.

Ngâm mẫu bệnh phẩm trong dung dịch cố định để lưu, không quá 48 giờ.

Khử trùng tẩy uế:

Dụng cụ mổ xác: rửa xà phòng, tiệt trùng.

Tường, sàn bàn mổ: Lau dung dịch sát trùng chờ 60 phút mới cọ rửa.

Đồ vải đưa vào túi nilon để xử lý riêng.

Tiệt khuẩn môi trường và các dụng cụ y tế sử dụng phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS

Phương pháp khử khuẩn:

Hơi nước (hấp bằng nồi hơi tự động):

Thích hợp cho các dụng cụ có thể dùng lại được.

Thời gia tối thiểu 15 phút kể từ khi các dụng cụ hấp đạt 121 0C.

Nồi hấp không quá dầy.

Các nồi hấp phải được kiểm tra hiệu lực thường kỳ dựa theo các chỉ số sinh học.

Sấy khô:

Khử khuẩn bằng nhiệt nóng khô là phương pháp thích hợp đối với các dụng cụ chịu được nhiệt độ 170 0C, không phù hợp với các dụng cụ nhựa không chịu được nhiệt.

Tiêu chuẩn: 2 giờ kể từ khi các dụng cụ đạt 170 0C.

Phương pháp tẩy uế mức độ cao:

Đun sôi:

Chỉ luộc sôi khi không có điều kiện hấp bằng hơi hoặc sấy khô. Thời gian 20 phút kể từ khi sôi.

Ngâm trong hoá chất:

Nhiều hoá chất có thể diệt HIV nhưng hoá chất này có thể bị máu và các chất hữu cơ làm mất tác dụng.

Chất tẩy hoá học không dùng cho bơm tiêm, kim tiêm.

Các dụng cụ ngâm trong hoá chất phải được lau sạch trước khi ngâm.

Các hoá chất thường dùng là:

Glutraldehydum 2%:

Ngâm chìm dụng cụ 30 phút để diệt vi rút, nấm, vi khuẩn trong 10 giờ để diệt nha bào.

Mỗi lần pha dung dịch ngâm không quá 2 tuỳn, nếu vẩn đục phải bỏ ngay.

Sau khi ngâm phải rửa dụng cụ bằng nước vô khuẩn cho sạch glutaraldehydum, sau đó gắp dụng cụ vào hộp vô khuẩn.

Dung dịch hydroperoxyt 6%:

Ngâm chìm dụng cụ 30 phút.

Sau khi ngâm phải rửa dụng cụ bằng nước vô khuẩn, sau đó gắp dụng cụ vào hộp vô khuẩn

Tẩy uế bề mặt (bàn ghế, giường, tường, sàn) bằng hợp chất ly giải Clo:

Natri hypochlorit (nước Javel).

Canxi hypochlorit.

Natri diclorisocyanurit (Na Dcc).

Cloramin.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận