[Ngoại khoa] Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu

I. Đại cương

Trật khớp khuỷu hay gặp đứng hàng thứ 2 sau trật khớp vai, chiếm 18 – 27% tổng số trật khớp. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ 5 – 76 tuổi) Tỉ lệ nam/ nữ là 1/2.

Cơ chế gây trật khớp: Thường do ngã chống bàn tay xuống đất, khi khuỷu duỗi làm đầu trên 2 xương cẳng tay bị trật ra sau so với đầu dưới xương cánh tay.

II. Phân loại

1.Trật ra sau

Chiếm khoảng 90%, đầu trên 2 xương cẳng tay bật ra khỏi khớp bị kéo lên trên ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Nếu 2 xương không bị kéo thẳng lên trên mà lại nghiêng sang bên sẽ tạo nên kiểu trật ra sau và lệch vào bên trong hoặc bên ngoài.

Thường tất cả các dây chằng đều bị rách trừ dây chằng vòng. Khi dây chằng vòng bị đứt chỏm xương quay sẽ bật hẳn ra xa, trật khớp sẽ phức tạp hơn.

2.Trật ra trước

Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt (trừ dây chằng vòng) các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách. Thần kinh trụ cũng có thể bị thương tổn.

III. Triệu chứng lâm sàng

Khuỷu sưng to và sưng rất sớm (vì các dây chằng bị rách gây tụ máu). Cẳng tay ở tư thế gấp 400, hơi sấp trông cẳng tay như bị ngắn đi. Cánh tay trông như dài ra.

Mất cơ năng hoàn toàn, làm động tác thụ động thấy gấp bị hạn chế (thường chỉ tới 900). Động tác duỗi thì bình thường, đặc biệt có các động tác bên.Trục cẳng tay lệch vào trong hoặc ra ngoài so với trục cánh tay.

Sờ được rõ 3 đầu xương: Mỏm khuỷu nhô ra sau, đầu dưới xương cánh tay nhô ra trước, đầu trên xương quay lồi ra sau và ra ngoài. Cần chụp X quang khớp khuỷu thẳng, nghiêng để chẩn đoán xác định và tìm thêm các thương tổn phối hợp ở xương.

IV. Biến chứng

Cần khám kỹ để phát hiện các biến chứng thần kinh, mạch máu.

1. Biến chứng thần kinh

Hay bị nhất là dấu hiệu liệt thần kinh trụ. Trong cấp cứu phát hiện bằng mất cảm giác ở đầu ngón năm. Liệt thường hồi phục trong vòng 4 tuần.

2. Biến chứng mạch máu

Gặp ít tỷ lệ 1 – 5% trật khớp, thường động mạch cánh tay bị chèn ép, co thắt hoặc có thể bị rách.

V. Nguyên tắc điều trị

Cần gây mê sau đó cho bệnh nhân nằm ngửa, luồn một băng vải vòng qua giữa cánh tay giao cho một người kéo lại, hoặc buộc vào 1 móc ở tường.

Người phụ, tay phải nắm lây ngón tay cái và tay trái nắm lấy các tay còn lại kéo thẳng theo trục cẳng tay. Người nắn dùng các ngón cái đẩy mỏm khuỷu và chỏm xương quay ra trước đồng thời các ngón tay giữa kéo đầu dưới xương cánh tay ra sau.

Sau nắn bó bột cánh-cẳng- bàn tay rạch dọc, khuỷu gấp 900 cẳng tay để ngửa, thời gian giữ bột 3 tuần. Cần chụp X quang kiểm tra sau bó bột vì trật khớp khuỷu có thể trật tái phát trong bột. Sau tháo bột cho bệnh nhân tập chủ động gấp duỗi khuỷu, không được xoa nắn vùng khuỷu vì sợ vôi hóa cạnh khớp.

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận