[Nội khoa] Bài giảng ngộ độc nọc cóc

Thịt cóc cung cấp một lượng protein có thể ăn, các thầy thuốc đông y thường khuyên dùng, nhưng các bộ phận như da, dưới da, trứng, gan, ruột của cóc rất độc, vì có chứa nọc độc ( bufotoxin ) gồm nhiều độc tố rất mạnh: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác, chúng có tác dụng gây rối loạn nhịp tim nặng, tăng huyết áp, ngừng tim và ức chế hô hấp dẫn đến tử vong nhanh.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Triệu chứng xuất hiện từ 30 phút – 2giờ sau khi ăn.

Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Rối loạn tim mạch: lúc đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó, rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, flutter thất, rung thất. Đôi khi bloc nhĩ thất, nhịp nút, dẫn đến truỵ mạch. Các rối loạn nhịp có thể do bufotalin.

Dấu hiệu thần kinh và tâm thần: bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngưng thở.

Gây tổn thương thận, vô niệu, viêm ống thận cấp.

Cận lâm sàng

Nọc cóc bufotoxin hoạt tính giống digoxin và digitoxin.

Điện tâm đồ:

Cần theo dõi monitoring: nhịp nhanh thất, bloc nhĩ thất cấp 1,2, nhịp chậm, khoảng PR dài và QTc ngắn, dấu hiệu ngộ độc giống digoxin hay digitoxin.

Điện giải:

Kali tăng nếu ngộ độc cấp liều lượng lớn.

Calci tăng và magiê giảm có thể thấy khi có rối loạn nhịp tim.

Thử chức năng gan và thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Chất độc bufogenin hay bufotoxin và các chất độc khác có hoạt tính giống như glycoside trợ tim. Các chất độc này tập trung trong da, trứng, gan, ruột cóc, còn trong thịt cóc tươi không có chất này, nhưng khi chế biến, làm thịt cóc thường bị lẫn chất độc vào thịt gây độc, thói quen ăn thịt cóc là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em, dễ dẫn đến tử vong.

Điều trị

Rửa dạ dày nếu mới ăn thịt cóc trong 2 giờ đầu.

Uống than hoạt 1 – 2g/kg sau khi rửa dạ dày, hoặc nếu không có chỉ định rửa dạ dày, vẫn uống than hoạt, uống thêm sorbitol liều 1g/kg để đào thải chất độc, than hoạt qua phân.

Đặt đường truyền tĩnh mạch.

Nếu có hạ kali máu, cần bù kali bằng đường truyền tĩnh mạch hay uống.

Rối loạn nhịp thất: Xylocain 1mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 2 – 4mg/phút.

Nhịp chậm: Atropin 0,5 – 1mg tĩnh mạch, có thể lặp lại sau 5 phút. Nếu không giải quyết được, cần chỉ định đặt máy tạo nhịp.

Thận nhân tạo không hiệu quả với nọc cóc.

Thuốc giải độc Digibind (kháng thể kháng digoxin đặc hiệu) được chỉ định dùng cho những bệnh nhân nặng có rối loạn nhịp tim và tăng kali máu. Digibind vào máu gắn nhanh vào độc tố dạng digoxin, digitoxin và các glycoside khác, bất hoạt phức hợp này rối thải ra nước tiểu.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận