[Bệnh học] Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ung thư vú ở nữ

Những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư vu là sờ thấy có khối u, tự bệnh nhân phát hiện khối u có thể là lành tính, hoặc là ác tính. Một khối u sờ có thể phẳng và mềm (như u xơ tuyến vú hoặc nang tuyến vú) hoặc có thể chắc và không đều (như ung thư). Nhiều bệnh nhân thấy đau ở vú, trong khi điều này thường không liên quan với bệnh nặng và thường do thay đổi u xơ tuyến vú ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên vài bệnh nhân kêu đau được phát hiện có ung thư. Thông thường nhất là những bệnh nhãn có u lan tỏa liên quan đến đau được chẩn đoán làm sàng bệnh u xơ. Bệnh lành tính và ác tính ở vú có thể biểu hiện nhứ chảy dịch ở núm vu hoặc tụt núm vú hay đỏ núm vú giống như chàm. Chảy dịch núm vú hầu hết có liên quan với loạn sản ống lành tính hoặc u nang. Chảy dịch máu có thể là dấu hiệu của ung thư nhưng thường là dấu hiệu của u nhú nội tuyến lành tính. Núm vú tụt hay đỏ như chàm có thể là do bệnh ung thư như trong bệnh Paget. Nhiều thay đổi ở da có thể thấy ở các u lành tính và ác tính. Ban đỏ và phù nề có thể biểu hiện viêm vú ở dưới hoặc ung thư vú giai đoạn muộn hay ung thư vú kèm theo viêm. Đau vú thường có liên quan với bệnh u xơ tuyến vú, nhưng khi đi kèm với ban đỏ và phù nề thì có biểu hiện viêm vú. Lõm da tại chỗ hoặc tụt núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tuyến vú hay viêm một phần vú nhưng cũng có thể biểu hiện của bệnh ung thư bên trong. Hiếm khi có một ung thư có biểu hiện hạch sờ rõ ràng mà không có sự bất thường nào tròng vú đó.

Một u ác tính có thể rất rõ ràng, biểu hiện dưới dạng khối u kèm theo hạch và bất thường ở da hoặc có thể là hơi dày lên một phần vú và không có bất thường nào khác. Đa số những người có vấn đề liên quan đến vú của họ là bệnh lành tính nhưng cũng có nhiều bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng ở vú có thể có liên quan hay tiềm ẩn một ung thư và cần được theo dõi chặt chẽ.

Những xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán đáng tin cậy nhất của ung thư vú là sinh thiết mờ sinh thiết này thực hiện sau khi bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ u thì nhà tế bào học mới tiến hành xét nghiệm tế bào học cho nên không có kết qủa âm tính giả dương tính giả.

Sình thiết bằng kim to là một kỹ thuật chẩn đoán được tiến hành bằng cách lấy khối mô lõi bằng kim cắt to. Trong một sinh thiết bằng kim bất kỳ, vấn đề chính có thể là lấy nhầm bệnh phẩm do chọc kim sai vị trí do vậy đưa đến kết quả âm tính giả.

Chọc hút bằng kim nhỏ đề xét nghiệm tế bào học là một kỹ thuật hữu ích, lấy tế bào từ khối u vú bằng kim nhỏ (cỡ 22) và được nhà tế bào học làm xét nghiệm. Kỹ thuật này thực hiên dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với sinh thiết mở. Nhược điểm chính là kỹ thuật này đòi hỏi kỹ năng chẩn đoán cao của nhà tế bào học trong chẩn đoán bệnh ung thư vú và kỹ thuật lấy bệnh phẩm vì những tổn thương ở sâu có thể lẩn mất. Tỉ lệ dương tính giả rất thấp, có thể 1 – 2%. Tỉ lệ chẩn đoán âm tính giả bằng chọc hút dịch kim nhỏ lên đến 10% ở một số nhóm. Hầu hết các thầy thuốc lâm sàng có kinh nghiệm không để lại khối u đã rõ ở trong vú bệnh nhân thậm chí cả khi chọc hút bằng kim nhỏ âm tính, trừ khi chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh vú và xét nghiệm tế bào đều âm tính.

Siêu âm thực hiện chủ yếu để phân biệt u nang hay tổn thương đặc và không để chẩn đoán ung thư. Siêu âm có thể cho thấy khối bất thường trong nang. Nếu khối u sờ rõ và thầy thuốc cảm thấy dưới dạng nang thì có thể dùng kim cỡ 18 để chọc hút dịch và làm chẩn đoán nang. Nếu dịch trong nang hút ra không có máu thì không phải làm xét nghiệm tế bào học. Nếu u không tái phát thì không cần làm thêm xét nghiệm chẩn đoán nữa. Chụp tuyến vú có mật độ tăng mà không sờ thấy u cần được kiểm tra siêu âm để xác định tổn thương là nạng hay đặc.

Khi bác sĩ thấy có nghi ngờ bất thường qua chụp vú mà không thể sờ nắn được thì cần sinh thiết dưới sự xác định vị trí của chụp hình tuyến vú. Điều này được thực hiện chụp vú theo hai bình diện vuông góc và đặt chiếc kim hay dây thép gần vị trí bất thường để người phẫu thuật viên có thể sử dụng kim hay dây thép này dẫn đường xác định tổn thương trong lúc mổ. Sau khi chụp X quang có thể xác định vị trí của chiếc kim liên quan đến tổn thương, bác sĩ thực hiện vết mổ và phẫu tích lớp dưới da cho đến khi xác định được kim. Sử dụng, những tấm phim dẫn đường, vị trí có tổn thương được xác định và lấy bỏ. Đôi khi xảy ra trường hợp không sờ thấy tổn thương qua chỗ rạch đây là trường hợp vi calci hóa và do vậy cần phải chụp lại tuyến vú để xác định tổn thương đã được lấy ra. Lúc này cần có thêm chiếc kim thứ hai để xác định vị trí tổn thương cho nhà tế bào học.

Những mô phỏng hai chiều bằng máy vi tính gần đây được phối hợp với các phòng chụp X – quang vú để xác định những bất thường ở vú và tiến hành sinh thiết kim mà không phải mổ, dưới sự hướng dẫn của chụp X – quang vú, làm sinh thiết được đưa vào trong tổn thương trên các phim chụp X – quang vú và lấy ra máu bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào hoặc giải phẫu bệnh. Những nghiên cứu về mẫu bệnh phẩm sinh thiết kim cho thấy kết quả tương đương với phương pháp sinh thiết đưa trên định vị của chụp X – quang tuyến vú. Sinh thiết kim này thích hợp hơn là định vị trên phim X – quang tuyến vú đối với những tổn thương dễ thấy.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận