[Bệnh học] Giãn phế quản (chẩn đoán và điều trị)

Các bệnh đường thở có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chia thành các đặc trưng về lâm sàng và sinh lý bệnh nào đó. Dòng khí bị giới hạn là đặc điểm và là hậu qủa của tắc nghẽn đường thở ngay ở trong lòng đường thở, thành khí đạo bị dầy lên, hay tổn thất các mô kẽ chống đỡ cần để giữ cho khí đạo thông thoáng. Tăng xuất tiết niêm dịch, đường thở bị kích thích, các bất thường về trao đổi khí gây ra ho, xuất tiết đờm, khò khè và khó thở.

Giãn phế quản là rối loạn bẩm sinh hay mắc phải của phế quản lớn đặc trưng bởi có giãn và hủy hoại bất thường, hằng định thành phế quản. Bệnh có thể do viêm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại. Xơ nang chiếm khoảng một nửa trong các nguyên nhân gây giãn phế quản. Các nguyên nhân khác gồm nhiễm khuẩn phổi (lao, nhiễm nấm, áp xe phổi, viêm phổi) bất thường trong các cơ chế bảo vệ phổi (suy giảm miễn dịch thể dịch, thiếu hụt alpha 1 antiprotease do hút thuốc lá, rối loạn thanh thải nhầy lông, các bệnh thấp) và tắc đường hô hấp khu trú (do dị vật, khối u, đóng quánh chất niêm dịch). Các tình trạng suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến giãn phế quản gồm thiếu hụt toàn thể gamma globulin mắc phải, suy giảm miễn dịch thông thường; thiếu hụt chọn lựa các dưới nhóm IgA, IgM và IgG, suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị độc hại tới gan, AIDS, u lympho, u tủy phức tạp, bệnh bạch cầu, bệnh thận và gan mạn tính. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhàn giãn phế quản có tăng toàn thể gamma globulin trong máu phản ánh đáp ứng của hệ thống miễn dịch với nhiễm khuẩn đường thở mạn tính. Giãn phế quản tiên phát mắc phải hiện nay ít gặp ở Hoa Kỳ vì đã kiểm soát được tốt các nhiễm khuẩn phổi phế quản.

Triệu chứng của giằn phế quản gồm ho mạn tính, đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu và viêm phổi tái đi tái lại. Sụt cân, thiếu máu và các biểu hiện khác cũng thường gặp. Khám thực thể không có gì đặc hiệu nhưng thường có tiếng rên nổ tồn tại ở các vùng thấp của phổi. Thường có móng tay khum. Đờm mủ nhiều, hôi thối; để trong cốc lắng làm 3 lớp là một đặc trưng. Rối loạn chức năng phổi tắc nghẽn với thiếu oxy máu có trong giãn phế quản trung bình hoặc nặng. Các hình bất thường khi chụp X quang gồm có hình các phế quản dầy đặc do xơ quanh phế quản và có các khoang nang nhỏ ở đáy phổi. Chụp CT cắt lớp mỏng (1,5 mm) có thể phát hiện các trường hợp vừa cho tới nặng. Chụp phế quản hiện nay ít làm.

Điều trị gồm cho kháng sinh (dựa trên soi trực tiếp và cấy đờm), lý liệu pháp lồng ngực hàng ngày với dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, thở hít các thuốc giãn phế quản. Cho kháng sinh uống dựa trên kinh nghiệm 10 – 14 ngày với amoxicillin clavulinat (500 mgmỗi 8 giờ), ampicillin hay tetracyclin (250 – 500mg 4 lần một ngày) hay trimethoprim – sulfamethoxazol (160/800mg mỗi 12 giờ) là hợp lý khi có đợt vượng bệnh cấp. Các kháng sinh nói trên cho từng đợt cách quãng 2 – 3 thứ, uống trong 2 – 4 tuần, đôi khi dùng cho các bệnh nhân giãn phế quản ổn định có đờm nhiều, có mủ. Vai trò của khí dung kháng sinh còn chưa được xác minh. Soi phế quản đôi khi cần để lượng định ho ra máu, hút các xuất tiết ứ đọng, loại trừ các tổn thương đường thở tắc nghẽn. Phẫu thuật cắt bỏ dành cho số ít bệnh nhân có giãn phế quản khu trú, chức năng phổi đảm bảo, điều trị bảo tồn thất bại. Phẫu thuật cũng được chỉ định khi có ho ra máu nặng. Các biến chứng của giãn phế quản gồm tâm phế mạn, thoái hóa dạng tinh bột, các áp xe tạng thứ phát ở nhiều nơi như não.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận