[Bệnh học] Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh phổi (chẩn đoán bệnh hô hấp)

Các triệu chứng của bệnh phổi

Khó thở là cảm giác thiếu thở, cảm giác này tăng lên do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Người thầy thuốc nên ghi mức hoạt động gây nên khó thở, sử dụng làm cơ sở đánh giá kết qủa điều trị. Khó thở do phổi có thể do các rối loạn đường thở, nhu mô phổi, màng phổi, cơ hô hấp hay do thành ngực. Các rối loạn ngoài phổi gây khó thở gồm bệnh tim, sốc, thiếu máu, các tình trạng tăng chuyển hóa và lo lắng.

Khó thờ về đêm kịch phát (thiếu thở không thích hợp về đêm) và chứng khó thở nằm thường do suy giảm chức năng thất trái nhưng cũng có thể thấy trong hen, hít sặc, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ví dụ suy tim, chứng đau thắt ngực).

Chứng khó thờ đứng ngược với khó thở nằm là khó thở trong tư thế đứng, dịu đi khi nằm. Triệu chứng ít gặp này thường gây ra bởi có nối tắt trong tim từ phải qua trái hay có nối tắt mạch phổi của máu tĩnh mạch.

Ho dai dẳng luôn phải coi là là bất thường. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi klch thích các cơ quan nhận cảm khu trú ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành. Ho dai dẳng, mạn tính thường do hút thuốc, hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ho cũng có thể do thuốc gây ra (các chất ức chế men chuyển angiotensin), do bệnh tim, các tác nhân nghề nghiệp, các yếu tố tâm thần. Người thày thuốc cũng có thể gặp các bệnh nhân ho mà hỏi tiền sử, thăm khám, chụp X quang lồng ngực, các thử nghiệm chức năng phổi không cho thấy một nguyên nhân đặc hiệu nào. Trong những trường hợp như thế nguyên nhân thường là do viêm xoang xuất tiết dịch chảy sau mũi vào đường hô hấp, do hen không phát hiện ra, do trào ngược dạ dày thực quản, do viêm phế quản hay giãn phế quản. Các biến chứng của ho dữ dội gồm co thắt phế quản, nôn mửa, gẫy xương sườn, són nước tiểu và đôi khi ngất.

Thở rít là tiếng rít trong khi thở gây ra bởi dòng khí thác loạn đi qua đường thở bên trên bị hẹp lại. Thở rít khi hít vào gợi cho thấy có tắc nghẽn đường thở ngoài lồng ngực còn thở rít khi thở ra chỉ cho ta thấy có tắc nghẽn đường thở trong lòng ngực. Thở rít khi hít vào và thở rít khi thở ra cùng với nhau gợi cho thấy có tắc nghẽn cố định ở nơi nào đó trong đường thở phía trên. Ngáy là tiếng thở vào do rung động thanh hầu khi ngủ.

Thờ khò khè là các tiếng liên tục gây ra bởi dòng khí thác loạn qua các đường khí trong lồng ngực. Hầu hết, nhưng không phải là tất cả, cho rằng thở khò khè là do hen. Thở khò khè có thể kèm theo cảm giác bó chặt lông ngực, một cảm giác không đặc hiệu do thở phải gắng sức do co khít phế quản.

Ho ra máu là sự khạc ra máu hay đờm nhuốm máu, là chỉ điểm đầu tiên của bệnh phổi phế quản nghiêm trọng phải phân biệt với nôn ra máu và chảy máu đường mũi họng. Viêm phế quản và giãn phế quản tuy là nguyên nhân thường gặp nhất của ho ra máu nhưng luôn luôn phải loại trừ nguyên nhân do carcinoma. Ho ra máu nhiều được định nghĩa một cách độc đoán là ho ra máu với khối lượng 200 – 600ml trong 24 giờ, thường do giãn phế quản, lao (đặc biệt từ phình mạch Rasmussen trong hang lao), u nấm và các bệnh nung mủ mạn tính của nhu mô phổi. Ho ra máu ít tự giới hạn được, đôi khi xảy ra khi ho mạnh kèm theo nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới.

Các dấu hiệu của bệnh phổi

Thở nhanh hay thở nhanh và nông có thể định nghĩa là một tỷ lệ thở qúa 18 lần/phút. Một số người cho giới hạn binh thường của thở lả 16 đến 20 hay 25 lần/phút. Nếu đột nhiên có thở nhanh hoặc có thở nhanh dai dẳng thì phải chú ý đặc biệt. Thở nhanh sâu là thở nhanh và sâu. Tăng thông khí là tăng tổng lượng khí vào phế nang do nhược thán (được xác định bởi PCO2 < 40 mmHg).

Lồng ngực thường cân đối, cả hai phía giãn đều khi hít vào. Sự không cân đối khi nghỉ ngơi có trong vẹo cột sống, biến dạng thành ngực, xơ lồng ngực nặng và một bên lồng ngực mất thể tích phổi. Sự giãn rộng của lồng ngực giảm cân đối khi hít vào sâu thấy trong các trường hợp như hênh thần kinh cơ, giãn phế nang, xơ cứng cột sống. Sự giãn rộng lồng ngực không cân đối khi hít vào gợi tới tắc nghẽn đường thở một bên, xơ màng phổi hay xơ phổi hay lồng ngực bị bó lại do đau lồng ngực. Lồng ngực giãn rộng nhưng bụng xẹp lại khi hít vào là có suy yếu hay liệt cơ hoành. Nếu lồng ngực xẹp và bụng nhô lên khi hít vào có thể do có tắc đường thở, liệt cơ gian sườn hay do có một biến dạng thành ngực.

Áp lực máu động mạch tụt xuống chừng 5 mmHg khi hít vào. Mạch nghịch thường là một sự gia tăng qúa mức của đáp ứng binh thường, được xác định khi có giảm áp lực động mạch tâm thu 10 mmHg hay hơn khi hít vào. Điều này xảy ra trong hen nặng, nghẽn mạch phổi, co khít màng ngoài tim hay chẹn tim và bệnh tim hạn chế. Tím tái là sự nhuốm màu xanh nhạt của da hay niêm mạc do tăng tổng số (>5g/dL) hemoglobin không bão hòa trong máu. Thiếu máu có thể báo trước sự phát hiện tím tái ở bệnh nhân thiếu oxy. Tím tái trung tâm thường do thiếu oxy do suy hô hấp, do có thông phải sang trái trong tim hay do nối tắt mạch trong phổi gây ra, thấy rõ khi quan sát niêm mạc miệng. Tím tái ngoại biên phần lớn do các nguyên nhân ngoài hô hấp như do giảm cung lượng tim và do co thắt mạch.

Ngón lay dùi trống xảy ra khi có dày trước sau của ngón trỏ ở nền của móng vượt qúa bề dày của khớp liên đốt ngón. Móng xốp, khum tròn, góc giữa phiến mỏng và khe da mỏng ở gần giữa bẹt phẳng. Dùi trống cân đối xảy ra trong ung thư phổi, giãn phế quản, áp xe phổi, dị dạng động – tĩnh mạch phổi, xơ phổi không rõ căn nguyên và xơ nang. Ít thấy ngón tay dùi trống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và trong hen mạn tính. Những nguyên nhân ngoài phổi của ngón tay dùi trống cân đối là bệnh tim bẩm sinh tím tái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xơ gan và các bệnh viêm nhiễm đường ruột. Ngón tay dùi trống có thể là bẩm sinh.

Gõ vang có trong các trường hợp phổi bị căng phồng (hen, giãn phế nang) và trong tràn khí màng phổi. Gõ đục khi màng phổi hay thành ngực bị dầy lên, trong tràn dịch màng phổi, khi cơ hoành lên cao hay khi các tạng trong ổ bụng di chuyển lên phía lồng ngực.

Tiếng thở phể nang bình thường dịu, nhiều ở phía dưới, nghe rõ ở vùng ngoại vi của phổi. Việc nghe thấy các tiếng thở khí (phế) quản trong các vùng bình thường phải có tiếng ri rào phế nang sẽ cho thấy phổi bị động đặc, đè ép hay thâm nhiễm. Tiếng thờ phế nang phế quàn về ọưòng độ là trung gian giữa tiếng thở phế nang và tiếng thở phế quản. Các tiếng thờ giảm có nghĩa bị tắc nghẽn khi hít vào của dòng khí trong đường thở lớn, bệnh màng phổi (đặc biệt là tràn dịch), tràn khí, béo bệu hay thể tích không khí lưu thông thấp.

Các tiếng ngoại lai là các tiếng bất thường khi nghe có thể xếp thành các tiếng liên tục (khò khè, rện ngáy) hay các tiếng không liên tục (tiếng lép bép, tiếng rên nổ hay các tiếng rên). Các tiếng khò khè ở vùng cao do co thắt phế quản, phù niêm mạc phế quản hay tiểu phế quản hay tắc khí đạo bởi chất nhầy, khối u hay dị vật. Tiếng rên ngáy ở vùng thấp thường do đờm trong khí đạo lớn khi ho ra được sẽ hết. Các tiếng lép bép thường do tiếng đập mở của các khí đạo nhỏ khi hít vào. Các tiếng lép bép nhỏ thường nghe thấy trong các bệnh phổi kẽ và trong viêm phổi giai đoạn sớm hay suy tim xung huyết. Các tiếng lép bép thô thường nghe thấy muộn trong tiến trình phù phổi hay viêm phổi. Sờ rung âm thanh cảm thấy được trên ngón tay biểu thị các rung động âm thanh sờ thấy được trên thành ngực. Đó là điều bình thường. Các sờ rung giảm đi khu trú xảy ra khi có tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi hay dầy thành ngực. Sờ rung tăng khi có đông đặc phổi. Sờ rung ngáy có nghĩa là các rung động thô sờ thấy được trên thành ngực ở bệnh nhân có rên ngáy to.

Tiếng vang phế quàn là sự tăng cường độ và độ nét của lời nói khi nghe phổi, nghe thấy trên các vùng phổi đông đặc hay phổi bị đè ép. Tiếng ngực thầm là dạng đặc biệt của tiếng vang phế quản trong đó lời nói rất nhẹ có thể nghe thấy khi nghe phổi. Tiếng dê kêu nghe thấy a…a khi bệnh nhân nói e…e. Nghe thấy trên phần phổi bị ép phía trên nơi tràn dịch màng phổi và khi phổi bị đông đặc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận