[Châm cứu] Châm cứu Bệnh miệng và mắt bị méo lệch (liệt dây thần kinh mặt)

Bệnh miệng và mắt bị méo lệch là một trong những chứng trạng thuộc trúng phong, cũng gọi là diện than, y học hiện đại gọi là liệt dây thần kinh mặt. Chứng này có thể xuất hiện đồng thời với chứng trúng phong, cũng có thể xuất hiện một cách đơn độc, ờ đây chỉ đề cập đến sự xuất hiện đơn độc mà thôi.

Nguyên nhân gây bệnh đa số là do ngoại cảm phong hàn hoặc là trong khi ngủ gần cửa sổ bị tặc phong xâm nhập vào, tà khí của phong hàn xuất hiện nơi mặt làm cho các kinh thủ túc dương minh, thủ thái dương, túc thiếu dương bị trở trệ, khí huyết lưu thông không còn xướng nữa, kinh mạch mất đi sự nhu dưỡng, cơ nhục và cân khí bị buông lơi không thu lại được… Thiên kinh cân sách Linh Khu viết: “Thái dương thuộc màn lưới trên mắt, dương minh thuộc màn lưới dưới mắt, chi biệt của nó đi từ giáp xa kết với phần trước tai” bệnh làm cho từ ngón chân giữa đến bắp chân bị chuyển cân, vùng phục thỏ bị chuyển cân, trước mấu chuyển lớn sưng thũng, gân bụng bị co quắp, dần lên đến khuyết bồn và xương quai, miệng bị méo lệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được, nếu nhiệt thì cân bị buông lỏng không thu lại được, vì thế thành méo lệch. Ta gọi nếu do hàn thì kinh cân bị co rút, nhãn bào không khép lại được, cân vùng quai hàm bị kéo đến làm lệch, khoé miệng luôn di động, nếu do nhiệt thì Gân bị buông lơi, mắt không mở ra được, cân nhục bị lỏng không còn khả năng thu khép khoé miệng được, vì thế mà thành miệng mắt bị méo lệch.

+ Chứng trạng : Miệng mắt bị méo lệch (hoặc sang trái hoặc sang phải), nhãn bào khép lại không kín, hoặc mí mắt không mở to lên được, hay chảy nước mắt hoặc nhìn lé (lệch) sang một bên, khoé miệng bị méo lệch buông xuống dưới, khi khóc hay cười càng thấy rõ hơn, mép miệng chảy nước bọt, cắn thức ăn không đủ sức, nặng hơn uống nước có thể chảy ra ngoài, tình cảm không biểu lộ được rõ, tiếng nói không rõ ràng, mạch phù hoãn hoặc nhu tế.

+ Phép trị: Khu phong, thòng lạc, dưỡng huyết, hoà doanh khí.

+ Xử phương và phép châm cứu: Giáp xa (há miệng thủ huyệt) châm 5 phân, tiền bổ hậu tả; châm địa thương tiền bổ hậu tả 5 phân; châm bổ bách hội 2 phân; châm tiền bổ hậu tả hợp cốc 5 phân; châm bổ nhân trung 2 phân; châm tả thái dương 2 phân, châm tả xích trạch 5 phân, lưu kim 10 phút, sau khi châm cứu từ 3 đến 5 tráng, cách ngày châm 1 lần. Trừ giáp xa, địa thương và hợp cốc ra, các huyệt khác có thể châm luân lưu. Hai huyệt giáp xa và địa thương nếu bệnh bên phải thì châm bên trái, nếu bệnh bên trái thì châm bên phải.

+ Phép gia giảm: Nếu bệnh nặng châm thêm đại chuỳ 5 phân, phế du 3 phân, liệt khuyết 2 phân, tất cả đều tiền bổ hậu tả, châm tả phong phủ 5 phân. Nếu nặng mắt không nhắm lại được châm thêm quyền liêu 2 phân bình bổ bình tả, nếu miệng méo nhiều châm thêm thừa tương 1 phân, nếu miệng chảy nước dãi không uống nước được, châm thêm túc tam lý 1 thôn, bổ; châm tuyệt cốt 5 phân, bổ.

CẤM KỴ

Giữ cho vùng da mặt không bị gió lạnh,khi ra ngoài phải mang khẩu trang, không nên ngồi nơi có gió để tránh gió lùa.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận