PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI
I. ĐẠI CƯƠNG
– Gãy thân xương đùi là sự gián đoạn cấu trúc toàn vẹn của xương đùi do chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp gây đau và hạn chế vận động khớp háng, khớp gối.
– Phục hồi chức năng gãy xương đùi là áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thuốc để thúc đẩy quá trình liền xương, các chức năng vận động khớp háng, khớp gối và phòng ngừa các biến chứng( teo cơ, cứng khớp…)
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc chẩn đoán
– Hỏi bệnh:
+ Tình huống xảy ra chấn thương?
+ Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?
+ Các biện pháp đã can thiệp, xử trí?
+ Hỏi bệnh nhân có đau chói tại nơi gãy không?
+ Có đau, hạn chế vận động khớp háng, khớp gối khi vận động không?
– Khám lâm sàng
Cơ năng: đau nhiều tại ổ gãy và có thể gây sốc, giảm cơ năng toàn chân không thể cử động được
Thực thể: đùi sưng to, toàn bộ đùi trông như một cái ống. Biến dạng chi: chi ngắn rõ rệt, xoay ra ngoài, gấp góc.
Toàn thân: Bệnh nhân có thể bị sốc , rét run, mạch nhanh, huyết áp hạ.
– Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
Chụp XQuang xương đùi tư thế thẳng, nghiêng để xác định vị trí gãy, đường gãy và độ di lệch của xương.
2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào phim XQuang chẩn đoán xác đị
3. Chẩn đoán phân biệt
4. Chẩn đoán nguyên nhân
– Gãy xương do sang chấn
– Gãy xương do các bệnh lý về xương: loãng xương, giòn xương, u xương, tiểu đường, lạm dụng điều trị các bệnh bằng corticoid…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
– Cố định tốt điểm gãy trong giai đoạn bất động
– Giảm đau, giảm phù nề
– Chống huyết khối tĩnh mạch
– Khôi phục lại tầm vận động khớp háng và khớp gối
– Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ khung chậu, vùng đùi
– Khôi phục lại dáng đi .
– Phục hồi lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Trường hợp trong khung kéo (4 tuần)
– Mục đích: Ngăn ngừa các biến chứng phổi do nằm lâu, gia tăng tuần hoàn, duy trì lực cơ chi gãy.
– Phương pháp phục hồi chức năng:
+ Tập thở kết hợp hai tay
+ Cử động bàn chân và cổ chân chi gãy dể gia tăng tuần hoàn.
+ Co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông, cơ dạng, cơ khép
+ Tập mạnh cơ chi trên, cơ bụng, cơ lưng và cơ còn lại bằng tạ, bao cát, lò so.
+ Cho người bệnh ngồi dậy tại giường một tuần sau khi kéo tạ.
2.2. Trường hợp bột chậu lưng chân
– Mục đích: Duy trì lực cơ trong bột, hướng dẫn người bệnh đi nạng không chịu sức nặng.
– Phương pháp phục hồi chức năng:
+ Hướng dẫn bệnh nhân co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông trong bột.
+ Chỉ dẫn bệnh nhân, người nhà cách nâng đỡ, di chuyển khi cho người bệnh đứng và đi với hai nạng không chịu sức nặng.
+ Tiếp tục tập luyện tại nhà như trên.
2.3. Trường hợp sau khi bó bột
– Mục đích: Làm giảm sưng, giảm đau và giảm co thắt cơ. Gia tăng tầm vận động khớp. Gia tăng sức mạnh cơ chi bị gãy. Phục hồi chức năng di chuyển cho người bệnh.
– Phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng:
+ Đắp nóng: paraphin, hồng ngoại.
+ Xoa bóp từ ngọn chi đến khớp hông, chú ý những cơ bị co thắt. Di động xương bánh chè để giải phóng sự kết dính.
+ Áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ để gia tăng tầm vận động của khớp gối.
+ Tập mạnh các nhóm cơ bên chân gãy.
+ Hướng dẫn người bệnh đi nạng không chống chân đau xuống đất trong 4 tuần.
+ Tháng thứ 4 cho ngưòi bệnh đi chống chân đau xuống đất, chịu sức nặng một phần.
+ Tháng thứ 5-6 cho người bệnh đi lại bình thường với chỉ định của bác sỹ.
2.4. Trường hợp phẫu thuật đóng đinh nội tuỷ
– Ngày đầu sau mổ: tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi sau hậu phẫu, tự cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn chi.
– Ngày 2: Co cơ tĩnh cơ tú đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông lớn. Tập chủ động tự do các cơ thân mình, chân lành và tiếp tục tập như với ngày thứ nhất.
– Ngày 3-4: Tập như với ngày thứ nhất và hai. Tập chủ động trợ giúp nhẹ nhàng đối với cử động của khớp hông. Không làm động tác xoay trong, xoay ngoài. Tập chủ động trợ giúp gập gối trong giới hạn tàm độ mà bệnh nhân chịu được. Tập chủ động có lực kháng các chi lành.
– Tuần thứ 2: Sau khi cắt chỉ tiếp tục tập như tuần thứ nhất. Tập đi nạng không chống chân đau.
– Tuần thứ 3 trở đi: Tập các động tác chủ động tăng tiến. Tập chủ động có trở kháng bằng tay kỹ thuật viên. Tập chủ động có trở kháng cho nhóm cơ ụ ngồi và cơ tứ đầu đùi. Tập gập duỗi, dạng áp khớp hông. Hướng dẫn đi nạng chịu một phần sức nặng ở tuần thứ 6.
– Tuần 12: Có thể bỏ nạng hoàn toàn nếu cơ lực phục hồi và xương liền tốt sau kiểm tra X-quang. Tập xe đạp khi tầm vận động khớp gối đạt 90 độ.
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau Paracetamol
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…
– Sử dụng các thuốc chống đông đề phòng huyết khối tĩnh mạch chi dưới đối với bệnh nhân đa chấn thương hoặc có nguy cơ: Enoxapari
– Điều trị nội khoa khi có các biến chứng: viêm phổi, loét đè ép….
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…
– Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ…
– Thể trạng chung toàn thân
– Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
E bị gãy 1/3 xương đùi và mâm chày chân trái từ 20/1/2017. Đã phẫu thuật ghép xương bằng nẹp vít. Đã tập phục hồi chức năng ở bv tỉnh mà không có được gối. Các bs nói e bị xơ dính khớp gối và cơ đùi. Hiện tại chân thẳng hoàn toàn. Đi lại được nhưng dáng như bị thọt. Bây giờ e nên đi lại nhiều hay ít ạ. Và tập luyện ra sao ạ. Cảm ơn bs.
Chào bạn. Không biết phim bạn gửi tôi là phim chụp khi nào, gần đây, hay sau khi mổ. Rõ ràng phim đó của bạn chưa có sự can xương (nếu là ngay sau mổ, thì đó là bình thường), hơn nữa trên phim đó khe khớp chày – đùi hẹp nhiều, nên bạn sẽ hạn chế nhiều động tác gấp gối. Ngoài ra còn có thể bạn bất động lâu ngày, co cứng cơ cũng làm hạn chế gấp gối. Khớp gối chức năng chính trong sinh hoạt là duỗi (phục vụ đi lại), bạn nên tích cực tập luyện tại bệnh viện để có hồi phục tốt nhất.
Vì phim Xquang của bạn tôi không biết là thời gian chụp khi nào, nên không biết tình trạng hiện tại của bạn. Tuy nhiên, đi lại với bạn, sau 4 tháng phải đi có nạng trợ giúp, và đeo nẹp, chịu 1 phần trọng lượng người lên chân đau. Bạn có thể hỏi cách thức đó tại bv bạn đang tập. Và với nguyên tắc đó, bạn có thể đi bao nhiêu tùy ý bạn, miễn sao đi không gây đau cho bạn. Thân ái
Cho e hỏi e bị gãy xương đùi 1/3 e đang 17 tuổi e mổ bắt vít roof khoảng bao lâu có thể tập đi nạn và bao lâu có thể đi lại bằng đôi chân của mình à
Chào bạn. Bạn muốn chân mình hồi phục tốt hiện tại bạn phải được tập luyện tốt. Không biết bạn mổ bao lâu rồi. Nếu bạn mới mổ trong vòng 1 tháng trở lại, bạn cần phải được tập gồng cơ trên giường. Nếu bạn đã hơn 1 tháng, bạn có thể đi lại với nạng trợ giúp. Để quyết định bao lâu bạn có thể đi lại bằng đôi chân, nó phụ thuộc vào mức độ can xương của bạn, khi bạn tái khám, bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ liền xương, lúc đó bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên, thông thường sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, để chân bạn hồi phục tốt nhất, bạn cần phải đến trung tâm Phục hồi chức năng để được bác sỹ khám và tư vấn cho bạn bài tập ngay từ bây giờ. Những bài tập đó bạn hoàn toàn có thể tập tại nhà, nhưng phải được hướng dẫn chi tiết. Thân ái
Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi người bị gãy xương đùi thì nên nằm ở tư thế nào ạ
Chào bạn. Gãy xương đùi ở người bao nhiêu tuổi, và đã điều trị bó bột hay cố định bằng nẹp, cố định bằng đinh nội tủy. Thường các điều trị có thể nằm thay đổi tư thế tùy ý để tránh loét do nằm lâu. Thân ái
Chào Bác sỹ!
Bác sỹ cho em hỏi, em bị gãy dưới mấu chuyển đùi phải hôm nay em chụp phim ( em đính kèm phim) nhờ Bác sỹ xem giúp em. Em năm nay 33 tuổi bị tai nạn gãy xương đùi được 5 tuần qua phim em thấy vẫn còn khe hở như vậy có sao không ạ. Hiện tai em đang tập đi bằng nạng .như kết quả phim hôm nay thì khoảng bao giờ em bỏ nạng ra để đi được ạ .em xin cảm ơn.
Chào bạn. Sau 5 tuần, xương của bạn đã có phản ứng màng xương (dấu hiệu của can xương giai đoạn đầu). Và bs đã phẫu thuật cho bạn rất tốt. Việc của bạn bây giờ là cần tập phục hồi chức năng tốt tại nhà, và chờ thời gian can xương, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ.
Về việc tập phục hồi chức năng: những động tác gồng cơ là quan trọng, bạn tập gồng cơ nhiều lần trong ngày, sẽ giúp cơ khỏe, hạn chế teo, và can xương tốt hơn. Tập gấp duỗi, dạng áp nhẹ nhàng khớp háng, nếu bạn chưa chủ động đc, bạn có thể nhờ người hỗ trợ bạn. Sẽ giúp khớp háng tránh bị cứng khớp.
Về việc đi lại, bạn hoàn toàn đi bằng nạng trợ giúp, có thể chịu 1 phần trọng lượng lên chân đau, ko đc bỏ nạng cho đến khi tái khám bs cho phép bạn bỏ nạng.
Nếu bạn không tự tin tập, hãy đến khoa phục hồi chức năng, bs sẽ hướng dẫn chi tiết, sau đó bạn có thể tự tập tại nhà.
Thân ái
Chào bạn. Sau 5 tuần, xương của bạn đã có phản ứng màng xương (dấu hiệu của can xương giai đoạn đầu). Và bs đã phẫu thuật cho bạn rất tốt. Việc của bạn bây giờ là cần tập phục hồi chức năng tốt tại nhà, và chờ thời gian can xương, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ.
Về việc tập phục hồi chức năng: những động tác gồng cơ là quan trọng, bạn tập gồng cơ nhiều lần trong ngày, sẽ giúp cơ khỏe, hạn chế teo, và can xương tốt hơn. Tập gấp duỗi, dạng áp nhẹ nhàng khớp háng, nếu bạn chưa chủ động đc, bạn có thể nhờ người hỗ trợ bạn. Sẽ giúp khớp háng tránh bị cứng khớp.
Về việc đi lại, bạn hoàn toàn đi bằng nạng trợ giúp, có thể chịu 1 phần trọng lượng lên chân đau, ko đc bỏ nạng cho đến khi tái khám bs cho phép bạn bỏ nạng.
Nếu bạn không tự tin tập, hãy đến khoa phục hồi chức năng, bs sẽ hướng dẫn chi tiết, sau đó bạn có thể tự tập tại nhà.
Thân ái
Thưa bác sĩ em bị gãy kín đầu dưới xương quay và được cố định 30 ngày và đã tháo nẹp , bác sĩ nói em có cal xương non và cho về tập PHCN
1: khi nào em có thể PHCN bàn tay như bình thường bác sĩ
2: em bất cẩn bị người khác vô ý dùng lực vào chỗ gãy và đau nhẹ liệu cal xương non có gãy không ?
3: nếu cal xương non gãy liệu cảm giác nó như thế nào bác sĩ , có phải đau như ban đầu và sưg lên không ? VÀ gãy lần 2 khi vừa cal như vậy có lành được không bác sĩ
(X quang em không chụp được vì không có điện thoại mong bác sĩ trả lời giúp em )
Em 20tuổi ạ
Chào bạn. Nếu tay của bạn sau bị đập vào chỗ gãy chỉ mấy ngày sau hết đau. Bạn không cần phải quá lo, xương của bạn sẽ can được. Do bạn không có hình chụp lên không biết diện khớp bây giờ ra sao, và xương có bị lệch không. Thông thường nếu không có bất thường, sau khoảng 4-6 tháng, tay bạn sẽ trở lại bình thường. Thân ái
Em chào bác sĩ. Em bị khớp giả đùi phải và đã được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và ghép xương tự thân từ ngày 25-10-2017 .Em đã ra viện được 2 tuần và đã cắt chỉ. Sức khỏe em tốt vết thương lành ko có dịch. Em đã hơi co được gối tuy nhiên vẫn thấy đau ở ổ gãy. Em muốn hỏi là
-Em có thể nằm nghiêng người ko có ảnh hưởng đến chỗ gay ko.?
– Em đã tập co gối được chưa?
– Em có thể tập đi nạng ko tì được không. Có sợ cong nẹp và ảnh hưởng đến ổ gãy ko.?
Em 34 tuổi. Mổ tại Việt Đức ngày 25-10-2017.
Em mổ lần thứ hai rồi a. Em rất lo lắng. Xin bác sĩ cho em câu trả lời và hướng dẫn em tập luyện thế nào là đúng.
Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ
Chào bạn. Hiện tại sau khi ra viện, bác sỹ thường sẽ chỉ định cho bạn đeo nẹp cố định ngoài, thời gian đeo thường kéo dài khoảng 1 – 2 tháng. Mục đích của đeo nẹp là để hỗ trợ phần xương được giữ vững tốt hơn. Không biết bạn có được bác sỹ tư vấn như vậy không. Khi đeo nẹp bạn hoàn toàn có thể nằm nghiêng, và đi lại với nạng không tỳ chân gãy. Trong lúc bạn ngồi trên giường, toàn bộ chân bạn duỗi trên giường, bạn có thể tháo nẹp ra và tập gồng cơ tại chỗ, không gây co duỗi khớp (để hình dung động tác này bạn nên làm mẫu trong nẹp, khi quen bạn có bỏ nẹp (hoặc tập trong nẹp) tùy bạn) Tập gồng cơ trong nẹp nhiều lần trong ngày để cơ giảm teo, và cũng làm cho xương can nhanh hơn. Một số thuốc bổ trợ thêm như Canxi vitamin D tạo thuận cho việc tái tạo xương tốt hơn. Bạn chưa nên vận động co duỗi gối, 1 tháng sau phẫu thuật, bạn nên đi chụp phim lại để kiểm tra, sau đó gửi hình ảnh phim, tôi sẽ tư vấn tiếp cho bạn. Thân ái
Em cảm ơn bác sĩ đã tư vấn cho em nhưng em không có đeo nẹp ngoài . em chỉ được mổ kết hợp xương bằng nẹp titan ở bên trong xương và kết hợp xương tự thân .Còn ở ngoài em không có bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào ạ.vậy em vẫn có thể tập đi bằng nạng và năm nghiêng phải không ạ.
Một tháng sau khi khám lại em sẽ gửi kết quả và phim cho bác sĩ. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ
Chào bạn. Theo tôi bạn nên hỏi lại bác sỹ phẫu thuật. Có thể phẫu thuật của bạn bác sỹ không cần cho nẹp cố định ngoài, vì chính phẫu thuật viên mới biết được cố định của họ ra sao. Về mặt an toàn bạn vẫn nên cố định đùi, tránh xoay vặn đột ngột, nhất là trong đêm ngủ, vì vậy đôi khi đeo thêm nẹp ngoài sẽ giúp bạn tự tin hơn khi ngủ. Bạn muốn đi với nạng, nhưng không chống chân đau cho đến khi phẫu thuật viên cho phép bạn đi. Thân ái